Theo Đại tá Trần Thanh Nghiêm - Lữ đoàn trưởng tàu ngầm 189: "Đi vệ sinh trong tàu ngầm là một quy trình khoa học và đạt đến trình độ nghệ thuật...".

Chuyện sinh hoạt tế nhị trên tàu ngầm Kilo Việt Nam

Theo Đất Việt | 17/05/2016, 17:17

Theo Đại tá Trần Thanh Nghiêm - Lữ đoàn trưởng tàu ngầm 189: "Đi vệ sinh trong tàu ngầm là một quy trình khoa học và đạt đến trình độ nghệ thuật...".

Theo chia sẻ của vị Đại tá này, phòng vệ sinh trên tàu ngầm là mộtphòng xinh xắn. Mọi thủy thủ được huấn luyện và phải tập nhiều lần trước khi... mình là người thực tế.

Đi bồn cầu xong, xả nước, đóng van. Ngón tay phải nhè nhẹ chỉnh van cân bằng áp suất. Nhìn đồng hồ... Một quy trình trước khi nhấn nút để hệ thống tự động tống chất thải ra ngoài. Cái khó khăn và phức tạp của “công cuộc đi vệ sinh” là bao giờ hệ thống tự thải cũng có... áp lực dư.

Nếu thủy thủ đi vệ sinh xong, cần chỉnh van áp suất mà nhanh ẩu đoảng, không nhìn kim đồng hồ, hoặc trông gà hóa quốc, giản đơn hấp tấp chỉnh sai số, thì rất có thể áp lực dư sẽ đầy chất thải bắn ngược trở lại với sức mạnh có thể dựng được cột nước cao từ 100 đến 200m.

Đại tá Trần Thanh Nghiêm chia sẻ, thực tế, trong huấn luyện tàu ngầm, thủy thủ Nga đi ở biển Baltic cũng vì sơ ý nên chịu trận “đại hồng thủy chất thải phun vào người”.

Chất thải đẩy tóe tòe loe khắp mình mẩy, quần áo chan chứa, tràn trề... bắn khắp phòng vệ sinh, chảy bẩn cả ra bên ngoài...; cả đêm không ngủ nổi vì hôi, cả kíp kỹ thuật của khoang tàu ấy phải thay nhau tẩy rửa, sát trùng, sấy khô, vẩy chút hương liệu cho không khí trong tàu dịu đi.

Theo Đại tá Nghiêm: “Đi vệ sinh trong tàu ngầm là cả một quy trình khoa học và đạt đến trình độ... nghệ thuật.

Thủy thủ trong mơ cũng phải biết phải nhớ tay phải đóng van này, tay trái chỉnh van kia, mắt nhìn chính xác chỉ số áp suất trên đồng hồ đúng lúc để nhấn nút đẩy hết cái cần đẩy ra đạt dương”.

Minh chứng rõ nhất cho chuyện dùng nhà vệ sinh không đúng cách là tai nạn của tàu ngầm Đức chìm trong Thế chiến thứ 2.

Tàu ngầm diesel-điện U-1206 là một trong những biến thể thuộc lớp Type VII U-boats được Hải quân Đức phát triển, nó đi vào hoạt động từ tháng 3.1944.

Chuyến tuần tra đầu tiên và duy nhất của U-1206 bắt đầu 6.4.1945 từ Kristiansand, Na Uy tiến về hải phận của Anh với mục tiêu chính là tấn công các tàu hàng của phe Đồng Minh tất cả đều diễn ra suôn sẻ cho đến 14.4.1945.

Một số thủy thủ trên tàu U-1206 báo với thuyền trưởng tàu ngầm này khi đó là Kapitänleutnant Karl-Adolf Schlitt rằng hệ thống xử lý nước thải ở khu vệ sinh bị rò rỉ và một kỹ sư trên tàu đã được điều tới để khắc phục sự cố này.

Tuy nhiên, viên kỹ sư này lại mở nhầm van hệ thống xử lý nước trong khu vệ sinh khiến nước bắt đầu tràn vào ngày càng nhiều ở một số khoang phía trước và phía sau con tàu. Nhưng vận xui vẫn chưa hết đối với U-1206 khi khí clo bắt đầu xuất hiện trong con tàu và thuyền trưởng Schlitt buộc phải cho tàu nổi lên mặt nước.

Và thật không may cho U-1206 khi nó đã đến gần bờ biển Scotland, mặc dù thủy thủ đoàn của U-1206 đã cố gắng làm sạch không khíbên trong tàu nhưng mọi chuyện đã quá trễ khi máy bay tuần tra của quân Đồng Minh đã phát hiện ra nó và thuyền trưởng Schlitt đã quyết định tự đánh chìm con tàu.

Theo Thùy Dung/Đất Việt

Ảnh:Tàu ngầm Kilo của Hải quân Việt Nam.
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyện sinh hoạt tế nhị trên tàu ngầm Kilo Việt Nam