Điển hình của việc lấn chiếm sông, rạch là dự án chung cư Riviera Point cao 40 tầng nằm bên rạch Cả Cấm (quận 7). Chủ đầu tư đã bơm cát san lấp tổng cộng năm đoạn rạch thoát nước của các khu vực dân cư xung quanh, với diện tích san lấp rạch là gần 2.000m2. Việc san lấp này, theo các nhà khoa học, sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Bức xúc tình trạng lấn chiếm sông, rạch ở TP.HCM

Long Hải | 29/10/2017, 13:42

Điển hình của việc lấn chiếm sông, rạch là dự án chung cư Riviera Point cao 40 tầng nằm bên rạch Cả Cấm (quận 7). Chủ đầu tư đã bơm cát san lấp tổng cộng năm đoạn rạch thoát nước của các khu vực dân cư xung quanh, với diện tích san lấp rạch là gần 2.000m2. Việc san lấp này, theo các nhà khoa học, sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.

PGS.TS Hồ Long Phi, Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu- Đại học Quốc giaTP.HCM, nói: “Họ lấn sông để lấytiện ích cho các dự án lớn của họthì sẽlàm cản trở dòng chảy; tức là làm dòng chảy chậm đi, hai là làm dòng chảy đổi hướng. Và khi làm dòng chảy đổi hướng có thể gây sạt lởnhững bờ đối diện”.

Nổi tiếng không kém với mức phạt 1 tỉđồng - mức phạt cao nhất từ trước đến nay về xây dựng tại TP.HCM, dự án Thảo Điền Sapphire tại phường Thảo Điền, quận 2 khi xây dựng sai phép các hồ bơi, công trình thể dục, thể thao trên phần diện tích vi phạm sông Sài Gòn và rạch Ông Hoá gần 1.400m2. Còn tại khu vực cầu Bà Bướm, quận 7, hiện dòng chảy của rạch Bà Bướm cũng đã bị lấp mất ở một bên.

Ông Trương Công Nam, Phó chánh Thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM, cho biết: “Thanh tra Sở Xây dựng đã phối hợp với các UBND quận, huyện và các khu quản lý đường thủy và thanh tra Sở GTVT đã xử lý 522 trường hợp”.

Việc xử lý nghiêm các dự án sai phạm này là điều cần thiết đểtình trạng bức xúc không cònkéo dài. Tuy nhiên, như dự án Riviera Point, dù thành phố đã yêu cầu chủ đầu tư xây hồ điều tiết cho khu vực để bù lại diện tích đã lấn chiếm, nhưng các chuyên gia cho rằng đây không phải là giải pháp hữu hiệu trong việc chống ngập và tạo hài hòa cho quy hoạch đô thị của thành phố.

Thực hiện: Một Thế Giới & SaigonTV
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bức xúc tình trạng lấn chiếm sông, rạch ở TP.HCM