Mô hình đầu tư của Dự án FIRST được nhiều nhà khoa học đánh giá là hợp lý, mang ý nghĩa lớn nhất, đảm bảo cho các tổ chức KH-CN vượt lên mọi rào cản để tự chủ.

‘Bức tranh’ đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học

Thu Anh | 05/12/2019, 06:37

Mô hình đầu tư của Dự án FIRST được nhiều nhà khoa học đánh giá là hợp lý, mang ý nghĩa lớn nhất, đảm bảo cho các tổ chức KH-CN vượt lên mọi rào cản để tự chủ.

Theo ôngLương Văn Thắng (Giám đốc Ban Quản lý Dự án FIRST, Bộ KH-CN), World Bank (WB) là một trong những nhà tài trợ quốc tế lớn luôn đồng hành cùng với sự phát triển của Việt Nam. Dự án “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, KH-CN” (Dự án FIRST) là Dự án đầu tiên WB tập trung hỗ trợ Việt Nam thí điểm thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, KH-CN.

Trên thế giới, WB đã triển khai nhiều dự án tập trung vào nâng cao năng lực KH-CN và đổi mới sáng tạo cho nhiều quốc gia tại những thời điểm đẩy mạnh công nghiệp hóa của họ. Các dự án này chú trọng vào hoàn thiện khung thể chế chính sách, thúc đẩy sự liên kết giữa khoa học và phát triển công nghệ công nghiệp, hỗ trợ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp và thông qua đó nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp, kích thích sự đầu tư cho Nghiên cứu và Triển khai (R&D) của khu vực tư nhân, kích thích sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp KH-CN.

Doanh nghiệp phải chủ động nắm bắt thị trường

Tại Việt Nam, việc triển khai dự án FIRST đã tiếp thêm động lực cho các doanh nghiệp, viện nghiên cứu làm chủ nhiều công nghệ mới, có tính ứng dụng cao. Tuy nhiên, theoGS.TS Vũ Thị Thu Hà - Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ lọc, hóa dầu (KEYLAB PRT), năng lực KH-CN và đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp nói chung hiện còn yếu và hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia còn non trẻ, manh mún.

Ngoài ra, công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) vẫn chỉ là hoạt động mang tính thêm thắt trong các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước. Quá trình gắn kết tổ chức KH-CN/nhà khoa học với doanh nghiệp chưa đồng bộ vì mục tiêu của hai đối tượng này chưa hợp nhất.

GS.TS Vũ Thị Thu Hà - Ảnh: Hạnh Nguyên

GS.TS Vũ Thị Thu Hà ví dụ việc doanh nghiệp chỉ “bỏ chi phí ra mua” thành quả KH-CN khi nó đã được hoàn thiện và sẵn sàng thương mại hóa; tổ chức KHCN/nhà khoa học lại cần có kinh phí để hoàn thiện công nghệ, thiết bị, sản phẩm. Trong khi đó, nhà nước có cơ chế hỗ trợ mối liên kết “doanh nghiệp - tổ chức KHCN/nhà khoa học” trong quá trình “hoàn thiện công nghệ, sản phẩm”, nhưng thời gian để một đề xuất được phê duyệt thường tốn khoảng 12 - 24 tháng, có thể đã tạo ra sự “lỡ nhịp” đối với nhu cầu của doanh nghiệp.

Sự nghiệp đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp không phải là mục tiêu tự thân. Vì vậy, để thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở doanh nghiệp nhất thiết phải có sự vào cuộc quyết liệt của các bên. Theo đó, GS.TS Vũ Thị Thu Hà nhấn mạnh việc doanh nghiệp phải chủ động nắm bắt các tín hiệu của thị trường, hiểu rõ được tầm quan trọng của chuỗi giá trị sản phẩm trong việc mang lại giá trị gia tăng cao nhất cho doanh nghiệp và nền kinh tế quốc dân, từ đó chủ động thu hút, huy động sự tham gia của các đơn vị.

Bên cạnh đó, nhà khoa học cũng mong muốn các tổ chức KH-CN phải luôn năng động và sáng tạo, một mặt không ngừng nâng cao vai trò và vị thế của mình trong lĩnh vực KH-CN trên thế giới, mặt khác phải bám sát vào nhu cầu của doanh nghiệp để tạo ra các sản phẩm KH-CN có khả năng triển khai ứng dụng. Nhà nước cần có những cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển hoạt động KH-CN và đổi mới sáng tạo một cách phù hợp, hấp dẫn, tạo động lực cho hoạt động này.

Thu Anh, Hạnh Nguyên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Bức tranh’ đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học