Bom bẩn là bom thông thường có trộn chất phóng xạ. Hiện tại chưa ghi nhận vụ đánh bom bẩn nào trên thế giới.

Bom bẩn là gì, nguy hiểm như thế nào?

Đan Thuỳ | 26/10/2022, 12:35

Bom bẩn là bom thông thường có trộn chất phóng xạ. Hiện tại chưa ghi nhận vụ đánh bom bẩn nào trên thế giới.

Bom bẩn từ lâu đã được coi là vũ khí tiềm tàng của những kẻ khủng bố vì mục tiêu chính là gieo rắc sự hoảng sợ, hoang mang và lo lắng bằng cách ném khói bụi phóng xạ vào bầu khí quyển.

Điện Kremlin cáo buộc rằng Ukraine đang chuẩn bị cho nổ một quả bom bẩn với mục đích là để cáo buộc Nga sử dụng vũ khí huỷ diệt hàng loạt tại Ukraine rồi từ đó phát động một chiến dịch chống Nga mạnh mẽ trên thế giới nhằm mục đích làm suy giảm lòng tin ở Moskva.

Mặc dù chưa từng có vụ tấn công bằng bom bẩn nào được ghi nhận, nhưng hai lần cố gắng kích nổ một thiết bị như vậy không thành công đã được báo cáo ở tỉnh Chechnya, miền nam nước Nga hơn hai thập niên trước.

cropped-16666311932022-10-17t221815z_353091188_rc293x9ujfb8_rtrmadp_3_ukraine-crisis-usa-russia-nuclear.jpeg

Vào tháng 11.1995, các phiến quân Chechnya liên lạc với một đài truyền hình Nga và nói rằng họ đang chuẩn bị vũ khí phóng xạ. Người ta đã phát hiện được một quả bom chôn ở công viên Ismailovsky ở thủ đô Moskva. Quả bom làm từ thuốc nổ cực mạnh và chất phóng xạ Cesium-137. Nguồn gốc vật liệu phóng xạ sau đó đã không bao giờ được xác định.

Vào thời điểm Ukraine tách ra độc lập, nước này sở hữu khoảng 1/3 kho vũ khí hạt nhân của Liên Xô, bao gồm "130 tên lửa đạn đạo liên lục địa UR-100N với 6 đầu đạn hạt nhân gắn trên mỗi quả tên lửa như vậy, 46 tên lửa đạn đạo liên lục địa RT-23 Molodet với 10 đầu đạn hạt nhân gắn trên mỗi quả tên lửa, với tổng số xấp xỉ 1.700 đầu đạn".

Năm 1994 (3 năm sau khi tách khỏi Liên Xô), Ukraine đồng ý tiêu hủy kho vũ khí hạt nhân của mình và tiếp nhận các bảo đảm hạt nhân trong khuôn khổ Bản ghi nhớ Budapest với các bên ký kết bao gồm Ukraine, Nga, Mỹ và Anh.

Sau khi sáp nhập Crimea vào năm 2014, Nga đã triển khai một số hệ thống có năng lực hạt nhân trên bán đảo này.

Bom bẩn hoạt động như thế nào?

Về mặt kỹ thuật được gọi là thiết bị phân tán phóng xạ, bom bẩn là loại vũ khí tương đối thô sơ, không chính quy. Chúng dễ chế tạo và rẻ hơn nhiều so với thiết bị hạt nhân và cũng ít nguy hiểm hơn nhiều.

Bom bẩn sử dụng chất nổ thông thường, chẳng hạn như thuốc nổ, được đặt bên cạnh chất phóng xạ, sau đó được ném ra ngoài bằng lực của vụ nổ. Lượng chất phóng xạ bị phát tán tuy nguy hiểm nhưng chưa chắc đã gây chết người.

Vật liệu được sử dụng trong bom bẩn có ​​thể được lấy từ các nguồn phóng xạ được sử dụng trong y học và công nghiệp hoặc từ các cơ sở nghiên cứu.

Scott Roecker, Phó giám đốc chương trình an ninh vật liệu hạt nhân tại The Nuclear Threat Initiative, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington (Mỹ) cho biết: "Một quả bom bẩn thực sự rất dễ chế tạo. Đó là một thiết bị thô sơ".

Bom bẩn có thể gây ra thiệt hại gì?

Con số thương vong và mức độ thiệt hại của bom bẩn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Yếu tố quan trọng là số lượng và loại chất nổ thông thường được sử dụng, những yếu tố này quyết định độ lớn của vụ nổ.

Số lượng và loại vật liệu phóng xạ được giải phóng là các yếu tố khác, cũng như điều kiện thời tiết và đặc biệt là gió tại thời điểm vụ nổ. Một khu vực rộng tiềm năng có thể bị ô nhiễm.

tai-xuong.jpeg

Hầu hết các quả bom bẩn sẽ không phóng ra đủ bức xạ để gây chết người hoặc thậm chí gây bệnh nặng. Mức độ tiếp xúc với bức xạ thấp thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Mọi người có thể không biết liệu họ đã bị phơi nhiễm hay chưa vì không thể nhìn, ngửi hoặc ăn uống phải bức xạ. 

Bom bẩn nguy hiểm như thế nào? 

Một quả bom bẩn có thể sẽ gây ra một số ít người chết. Tác động chính của nó là tâm lý, đó là lý do tại sao những thiết bị như vậy thường được gọi là "vũ khí gây rối hàng loạt". 

Các chuyên gia cho biết bom bẩn không phải để sử dụng tại chiến trường mà thường được triển khai ở các khu vực đô thị.

"Chúng giống một vũ khí tâm lý hơn. Khi kẻ nào đó đang cố gắng hù dọa mọi người, đe dọa mọi người, nó sẽ sử dụng vũ khí như thế này", một chuyên gia nói. 

Bụi và khói phóng xạ có thể lan xa và nguy hiểm nếu hít phải khi ở gần tâm chấn vụ nổ. Đám mây phóng xạ có thể sẽ lan rộng trên một số vùng. Song khi chất phóng xạ lan ra trong khí quyển, nó trở nên ít tập trung hơn và ít độc hại hơn.

Các vấn đề chính khi tiếp xúc với bức xạ là loại bức xạ đó là gì, thời gian tiếp xúc với nó trong bao lâu và liệu bức xạ có được hấp thụ qua da, qua đường hô hấp hay đường miệng hay không.

Cần có thiết bị chuyên dụng để phát hiện bức xạ. Những ngôi nhà, cơ sở kinh doanh và dịch vụ công bị ô nhiễm có thể bị cấm trong nhiều tháng và đòi hỏi chi phí tốn kém để dọn dẹp.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bom bẩn là gì, nguy hiểm như thế nào?