“Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tiếp tục góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, tin cậy giữa nhân dân và quân đội hai nước, triển khai các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, góp phần vào khuôn khổ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Mỹ”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu.

Bộ Ngoại giao nói gì về việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Việt Nam?

Lam Thanh | 22/07/2021, 18:55

“Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tiếp tục góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, tin cậy giữa nhân dân và quân đội hai nước, triển khai các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, góp phần vào khuôn khổ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Mỹ”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới thăm Việt Nam

Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 22.7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết nhận lời mời của Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ngài Lloyd Austin, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 28-29.7.2021.

bo-ngoai-giao-2.jpg
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng

“Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tiếp tục góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, tin cậy giữa nhân dân và quân đội hai nước, triển khai các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, góp phần vào khuôn khổ Đối tác Toàn diện Việt Nam – Mỹ”, bà Hằng nêu.

Liên quan đến việc này, báo chí đặt câu hỏi về việc truyền thông quốc tế đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ đến thăm Singapore, Việt Nam, Philippines vào cuối tuần này và trong nội dung có vấn đề Biển Đông. Xin hỏi trong chương trình làm việc với Việt Nam có nội dung này không và nội dung Biển Đông sẽ thảo luận là gì?

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho rằng nội dung các cuộc thảo luận giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ với phía Việt Nam sẽ hướng tới mục đích tăng cường quan hệ hai nước, triển khai các thỏa thuận lãnh đạo cấp cao giữa hai nước và góp phần vào khuôn khổ Đối tác hợp tác Toàn diện Việt Nam – Mỹ.

Cũng theo bà Hằng, trong bối cảnh dịch bệnh đang có những diễn biến phức tạp như hiện nay cũng như thực hiện nghiêm quy định về phòng chống dịch bệnh, việc đưa tin đoàn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ chỉ dành cho phóng viên Việt Nam và phóng viên Mỹ.

Trả lời về việc vừa qua Anh tuyên bố cử 2 tàu chiến đến hoạt động thường xuyên tại các vùng biển của châu Á, bà Hằng khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam là hoạt động trên biển của các quốc gia trong và ngoài khu vực cần tuân thủ các quy định liên quan của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, đồng thời đóng góp có trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, trật tự, thượng tôn pháp luật, hợp tác trên biển vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế.

Chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin

Ngày 21.7, Quỹ đầu tư trực tiếp Nga thông báo Việt Nam đã gia công, đóng gói lô vắc xin Sputnik V đầu tiên. Ngoài vắc xin Nga, Việt Nam cũng đã đạt được thỏa thuận chuyển giao công nghệ vắc xin của Mỹ.

Nói về vấn đề này, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết trong thời gian qua, song song với việc triển khai mạnh mẽ công tác ngoại giao vắc xin để nhằm vận động các đối tác, các nước, các tổ chức quốc tế về khả năng mua và viện trợ vắc xin phòng chống COVID-19, Việt Nam cũng đã tập trung tìm kiếm các cơ hội hợp tác, nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin nhằm đảm bảo nguồn cung lâu dài trong nước, tiến tới khả năng có thể tự chủ vắc xin phòng chống COVID-19.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn một thành viên vắc xin và sinh phẩm y tế số 1 (VABIOTECH) đã ký thỏa thuận với Quỹ đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga về việc đóng ống vắc xin phòng chống COVID-19 Sputnik V từ bán thành phẩm với quy mô 5 triệu liều/tháng bắt đầu từ tháng 7/2021, tiến tới chuyển giao công nghệ sản xuất với quy mô khoảng 100 triệu liều/năm.

Công ty VABIOTECH cũng đang xúc tiến đàm phán với đối tác Nhật Bản để sớm tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin cho Việt Nam.

Bộ Y tế cũng cho biết cơ quan chức năng đã thảo luận, đàm phán với nhà sản xuất Mỹ về điều kiện chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin COVID-19 từ tinh chất mRNA. Nhà máy sản xuất sẽ được đầu tư theo chuẩn công nghệ của nhà sản xuất sẽ có công suất 100-200 triệu liều vắc xin/năm, dự tính bắt đầu sản xuất từ quý 4 năm nay hoặc quý 1 năm tới.

Bộ Ngoại giao đang phối hợp rất chặt chẽ với Bộ Y tế về khả năng đàm phán, hợp tác với các đối tác tiềm năng tại Mỹ, Nhật Bản, Nga, Cuba, Israel, Anh, Đức trong chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin cũng như thuốc điều trị COVID-19.

Bài liên quan
TP.HCM: Hơn 3.000 trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi được tiêm vắc xin phòng sởi
Chỉ hơn 1 tuần triển khai tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi, TP.HCM đã tiêm được cho hơn 3.000 trẻ. Đây là biện pháp chống dịch tăng cường trước tình hình trẻ mắc sởi ở độ tuổi trên tăng cao.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Dominicana
4 giờ trước Sự kiện
Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Brazil và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana đã thành công tốt đẹp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Ngoại giao nói gì về việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Việt Nam?