Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư quy định chuẩn hiệu trưởng trường mầm non với 5 tiêu chuẩn cơ bản.

Bộ GD-ĐT công bố tiêu chuẩn mới của hiệu trưởng mầm non

nguyentuyet | 08/04/2018, 07:00

Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư quy định chuẩn hiệu trưởng trường mầm non với 5 tiêu chuẩn cơ bản.

Theo dự thảo của Bộ GD-ĐT, chuẩn hiệu trưởng trường mầm non bao gồm 5 tiêu chuẩn cơ bản, cùng 15 tiêu chí.

5 tiêu chuẩn cho hiệu trưởng mầm non

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nghề nghiệp:Có phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý nhà trường.

Tiểu chuẩn 2:Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ, tin học trong đó gồm năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ, tin học, đòi hỏi có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non; sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc ở vùng dân tộc thiểu số) và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Tiêu chuẩn 3: Về năng lực quản trị nhà trường, có năng lực quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường chuyên nghiệp và hiệu quả.

Tiêu chuẩn 4:Năng lực xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, dân chủ, đòi hỏi hiệu trưởng tổ chức xây dựng môi trường giáo dục trẻ an toàn, vệ sinh, phòng chống bạo lực học đường; xây dựng văn hóa nhà trường lành mạnh, thân thiện, dân chủ.

Tiêu chuẩn 5:Năng lực phát triển quan hệ xã hội, yêu cầu hiệu trưởng có khả năng tổ chức các hoạt động xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với các bên liên quan trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, phát triển nhà trường và cộng đồng.

15 tiêu chí chohiệu trưởng mầm non

Tiêu chí 1:Phẩm chất chính trị: Lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, chấp hành và triển khai chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên; quy định của địa phương và của nhà trường.

Tiêu chí 2:Đạo đức, lối sống: Yêu nghề, mến trẻ, chia sẻ, gần gũi với đồng nghiệp; có lối sống lành mạnh, trung thực, trách nhiệm, thân thiện.

Tiêu chí 3:Năng lực chuyên môn giáo dục mầm non: Hiểu biết và phát triển ứng dụng khoa học giáo dục mầm non hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ; đạt chuẩn trình độ đào tạo về giáo dục mầm non theo quy định.

Tiêu chí 4:Năng lực nghiệp vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ: Thiết kế, tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ.

Tiêu chí 5:Năng lực ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc ở vùng dân tộc thiểu số) và tin học: Sử dụng được ít nhất 1 ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc ở vùng dân tộc thiểu số); ứng dụng được công nghệ thông tin trong công việc.

Tiêu chí 6:Xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường.

Tiêu chí 7:Quản trị hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ: chỉ đạo tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, đảm bảo trẻ khỏe mạnh về thể chất và tinh thần.

Tiêu chí 8:Quản trị hoạt động giáo dục trẻ: chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa tiềm năng, hướng tới sự phát triển toàn diện của từng trẻ.

Tiêu chí 9:Quản trị tổ chức, hành chính và nhân sự trong nhà trường.

Tiêu chí 10:Quản trị tài chính, tài sản trong nhà trường.

Tiêu chí 11:Quản trị chất lượng nhà trường.

Tiêu chí 12:Xây dựng môi trường giáo dục trẻ an toàn, lành mạnh: Tổ chức xây dựng môi trường giáo dục an toàn, sáng -xanh - sạch - đẹp; phòng chống bạo lực học đường, bệnh tật, tai nạn thương tích cho trẻ; tạo điều kiện cho trẻ vui chơi và trải nghiệm.

Tiêu chí 13:Xây dựng văn hóa nhà trường thân thiện, dân chủ: Chỉ đạo, tổ chức xây dựng và duy trì môi trường văn hóa thân thiện, dân chủ, phù hợp với yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

Tiêu chí 14:Phát triển mối quan hệ với cha mẹ trẻ: Xây dựng và phát triển mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình trẻ; tư vấn, hỗ trợ và huy động cha mẹ trẻ tích cực phối hợp với nhà trường trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

Tiêu chí 15:Phát triển mối quan hệ với chính quyền địa phương, cộng đồng: Tổ chức tham gia xây dựng phát triển địa phương; tham mưu, vận động chính quyền, huy động các lực lượng trong cộng đồng, xã hội hỗ trợ, phối hợp với nhà trường thực hiện công tác giáo dục mầm non.

Theo quy định trong dự thảo thông tư của Bộ GD-ĐT hằng nămcác hiệu trưởng, hiệu phó thực hiện tự đánh giáđể xác định mức độ đạt được của chuẩn, từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện và nâng cao phẩm chất năng lực nghề nghiệp, quản lý nhà trường. Các cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp đánh giá hiệu trưởng, hiệu phó 3 năm một lần vào thời điểm cuối năm học. Nhà trường thành lập tổ công tác để tổ chức lấy ý kiến của tất cả giáo viên, nhân viên trong nhà trường; ý kiến của ít nhất 5% cha mẹ trẻ và phỏng vấn đại diện chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội có liên quan để tổng hợp đánh giá..

Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân, các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục từ nay cho đến ngày 28.5.

Tú Viên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT công bố tiêu chuẩn mới của hiệu trưởng mầm non