Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết việc tăng giá điện sắp tới là để lành mạnh hóa tài chính của ngành điện.

Bộ Công Thương nói tăng giá điện là để lành mạnh hóa tài chính của ngành

06/03/2019, 17:42

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết việc tăng giá điện sắp tới là để lành mạnh hóa tài chính của ngành điện.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng - Ảnh: Internet

Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, theo quyết định 24/2017/QĐ-TTg của Chính phủ về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện, Bộ Công Thương được quyết định điều chỉnh giá điện từ 5-10% nếu được Chính phủ đồng ý. Giá điện bình quân 1.864 đồng/kWh được áp dụng cho tất cả các khách hàng. Với quyết định tăng giá điện thêm 8,36% thì sẽ làm giảm GDP 0,22%%, làm CPI tăng 0,29%.

"Bất cứ điều chỉnh giá nào cũng ảnh hưởng tới CPI và phần nào GDP, nhưng đây là việc cần thiết để đảm bảo cho ngành điện phát triển lành mạnh, đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế phát triển. Chúng ta sẽ nỗ lực các yếu tố khác để đảm bảo tăng trưởng kinh tế. Ngành điện phát triển không lành mạnh có thể còn tác động tới các ngành kinh tế khác lớn hơn", Thứ trưởng cho hay.

Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết thời gian qua, ngành điện đã rà soát lại cơ cấu các yếu tố đầu vào tác động tới giá thành giá điện. Do nhu cầu điện ở nước ta hiện tăng cao trên 10% nhưng tốc độ triển khai các dự án điện, các dự án điện than BOT (không phải của EVN) còn chậm nên nhiều lúc phải huy động nguồn điện giá thành cao như khí, dầu…

Trong khi đó, giá dầu, khí… đã tăng liên tục nên giá thành sản xuất điện tăng lên. Bên cạnh đó, để đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện, ngành điện phải huy động nhiều hơn từ các nguồn điện than, khí.

Năm 2018, giá than đã tăng 2 lần. Từ năm 2019, giá khí từ mỏ Nam Côn Sơn sẽ áp dụng giá theo thị trường, không có ưu đãi. Do đó, chi phí ngành điện sẽ tăng lên hàng chục nghìn tỉ đồng. Đây được xem là yếu tố mấu chốt dẫn đến quyết định tăng giá điện. Cụ thể, tổng chi phí bị "đội" lên năm 2018 và 2019 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khoảng 20.735 tỉ đồng.

Ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Công Thương từng cho biết, năm 2018 chi phí tăng thêm trong cơ cấu tính giá điện khoảng 5.483 tỉ đồng, gồm chênh lệch tỷ giá năm 2017 là 3.071 tỉ đồng, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước 502 tỉ đồng và giá khí trong bao tiêu theo thị trường tăng thêm 1.910 tỉ đồng.

Năm 2019, ngành điện ước tính phát sinh chênh lệch tỷ giá năm 2018 là 3.516 tỉ đồng, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước 502 tỉ đồng, giá khí bao tiêu thực hiện theo thị trường năm 2019 tăng thêm khoảng 10.500 tỉ đồng... Tổng chi phí đội lên năm 2019 sẽ là 15.252 tỉ đồng. Ngoài ra, còn các yếu tố khác như: phí bảo vệ môi trường, tỉ giá… cũng tác động lên giá điện.

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Công Thương nói tăng giá điện là để lành mạnh hóa tài chính của ngành