Bộ Công An vừa chính thức lên tiếng đồng tình với đề xuất của Bộ Tài chính về việc ngừng nhập khẩu máy xử lý dữ liệu tự động khai thác tiền ảo.

Bộ Công an đồng tình việc ngừng nhập khẩu máy đào tiền ảo

04/08/2018, 15:45

Bộ Công An vừa chính thức lên tiếng đồng tình với đề xuất của Bộ Tài chính về việc ngừng nhập khẩu máy xử lý dữ liệu tự động khai thác tiền ảo.

Máy đào tiền ảo - Ảnh: Internet

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, chỉ tính từ năm 2017 đến nửa đầu tháng 4.2018, cả nước đã nhập khẩu khoảng 15.600 máy đào tiền ảo. Số lượng máy đào tiền ảo nhập khẩu về chủ yếu tập trung tại 3 thành phố lớn gồm TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng.

Cụ thể năm 2017, lượng máy nhập về là hơn 9.300 bộ. Trong đó, hơn 2.300 bộ nhập về Hà Nội, khoảng 7.000 bộ nhập về TP.HCM, còn lại là Đà Nẵng.

Theo Nghị định số 69 ngày 15.5.2018 của Chính phủ, máy đào Bitcoin, tiền ảo không thuộc danh mục hàng hoá bị cấm nhập khẩu, do đó các doanh nghiệp được phép nhập khẩu các mặt hàng này và không thuộc danh mục quản lý chuyên ngành hay hàng hoá gây mất an toàn, nên doanh nghiệp được phép làm thủ tục nhập khẩu một cách dễ dàng.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, trả lời báo chí về việc quản lý tiền điện tử tại Việt Nam, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết hiện các quy định pháp lý hiện hành chưa có định nghĩa cụ thể về tài sản ảo và tiền ảo (còn gọi là tiền điện tử, tiền mã hoá).

Tuy nhiên vào ngày 21.8.2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt khung đề án để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý quản lý tiền ảo và tài sản ảo, giao Bộ Tư pháp chủ trì nghiên cứu và hoàn thiện khung pháp lý.

Theo đó, tiền điện tử dưới dạng ví điện tử và thẻ trả trước ngân hàng đang thực hiện theo luật Giao dịch điện tử và Nghị định 101 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt.

Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải bổ sung thêm rằng Bộ Công Thương đã có biện pháp quản lý nhập khẩu mặt hàng máy tính xử lý dữ liệu tự động (máy đào tiền ảo).

Theo quy định hiện hành, mặt hàng máy tính xử lý dữ liệu tự động giải mã bitcoin hiện chưa có mã HS riêng để quản lý, đang được xếp chung vào nhóm máy “xử lý dữ liệu tự động”. Mặt hàng này thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ TT-TT nhưng do quản lý chung về xuất nhập khẩu nên Bộ Công Thương cũng có trách nhiệm trong việc này.

Nghị định 69 ngày 15.5.2018 của Chính phủ có quy định chi tiết một số điều của luật Quản lý ngoại thương, theo đó mặt hàng mã HS 8471.80.90 không thuộc danh mục hàng hoá bị cấm nhập khẩu, do đó các doanh nghiệp được phép nhập khẩu các mặt hàng này mà chỉ phải làm thủ tục hải quan để nhập khẩu.

“Hiện tiền ảo hay bitcoin không phải tiền tệ và cũng không phải phương thức thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc phát hành và sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm”, ông Hải nhắc lại quy định của Chính phủ.

Trước tình hình trên, theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp xem xét và đề xuất tạm ngừng nhập khẩu máy xử lý dữ liệu tự động khai thác tiền ảo theo thẩm quyền. Tuy nhiên, do luật hiện nay không cấm nên phải có đề xuất quy định trường hợp nào thì cấm.

Hiện Bộ Công Thương đã có đề xuất và xin ý kiến các bộ ngành liên quan, sau đó sẽ tổng hợp ý kiến để trình Thủ tướng Chính phủ sớm nhất đưa ra quyết định nhập khẩu từ gốc “máy đào tiền ảo” này.

Lam Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Công an đồng tình việc ngừng nhập khẩu máy đào tiền ảo