CNN đưa tin một phần biên giới giữa Ý với Thụy Sĩ sẽ được phân định lại do các sông băng đánh dấu lãnh thổ trên dãy Alps tan chảy.
Khoa học - công nghệ

Biên giới Ý - Thụy Sĩ thay đổi vì sông băng tan chảy

Cẩm Bình 02/10/2024 10:15

CNN đưa tin một phần biên giới giữa Ý với Thụy Sĩ sẽ được phân định lại do các sông băng đánh dấu lãnh thổ trên dãy Alps tan chảy.

Hai nước nhất trí phân định lại Matterhorn – một trong những đỉnh núi cao nhất Alps nhìn ra điểm trượt tuyết nổi tiếng Zermatt. Đây là minh chứng mới nhất cho tình trạng nóng lên toàn cầu ngày một trầm trọng do con người gây ra.

screenshot-2024-10-02-094030.png
Đỉnh Matterhorn trên dãy Alps - Ảnh: CNN

Không như biên giới quốc gia không đổi như thông thường, biên giới Ý - Thụy Sĩ lại được phân định bởi sông băng và khu vực phủ tuyết rộng lớn. Tất cả có thể tan chảy khiến biên giới thay đổi.

Hai nước đạt nhất trí vào năm 2023. Cuối tuần trước, chính phủ Thụy Sĩ chính thức phê duyệt quyết định phân định lại, quá trình phê duyệt bên phía Ý chưa hoàn thành. Phía Thụy Sĩ cam kết công khai nội dung chi tiết của thỏa thuận sau khi được ký kết.

Châu Âu là lục địa nóng lên nhanh nhất thế giới và sông băng ở khu vực bị tác động của tình trạng nóng lên vô cùng rõ ràng. Tại Thụy Sĩ, chúng đang tan chảy với tốc độ đáng báo động: năm ngoái mất đến 4% thể tích sau khi mất kỷ lục 6% vào năm 2022. Nhà nghiên cứu Matthias Huss (Đại học ETH Zürich) cảnh báo xu hướng này chưa có dấu hiệu kết thúc.

“Vào năm 2024, các sông băng sẽ tiếp tục mất băng với tốc độ cao mặc dù một mùa đông nhiều tuyết dự kiến giúp cải thiện tình hình. Vài sông băng thực sự tan rã, sông băng nhỏ đang biến mất”, theo ông Huss.

Dù cho hành động tích cực nhất, một nửa số sông băng trên thế giới vẫn có thể biến mất vào năm 2100, làm thay đổi cảnh quan cũng như tăng nguy cơ sạt lở. Năm 2022 từng có 11 người thiệt mạng vì sông băng trên dãy Alps phía Ý sụp.

Sông băng thu hẹp dẫn đến nhiều khám phá ảm đạm. Năm ngoái, hài cốt một nhà leo núi mất tích 37 năm trước khi leo lên Matterhorn đã được tìm thấy. Sông băng sụt giảm đồng nghĩa thời điểm nắng nóng mất đi một nguồn nước ngọt quan trọng.

Thay đổi biên giới quốc gia là “tác dụng phụ” nhỏ khác, nhưng phản ánh rõ tình trạng tình trạng nóng lên ảnh hưởng trực tiếp đến bản đồ thế giới.

Bài liên quan
Bắt kẻ vận chuyển ma túy, súng quân dụng qua biên giới
Ngày 14.11, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Hà Tĩnh cho biết, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo vừa phối hợp các lực lượng chức năng bắt giữ đối tượng vận chuyển ma túy và súng quân dụng qua biên giới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
37 phút trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Biên giới Ý - Thụy Sĩ thay đổi vì sông băng tan chảy