Cơ quan Hàng không vũ trụ có người lái Trung Quốc (CSMA) vừa ra mắt bộ đồ mới cho phi hành gia, phục vụ kế hoạch đưa người lên Mặt trăng vào năm 2030.
Khoa học - công nghệ

Bộ đồ cho phi hành gia lên Mặt trăng của Trung Quốc

Cẩm Bình 30/09/2024 18:32

Cơ quan Hàng không vũ trụ có người lái Trung Quốc (CSMA) vừa ra mắt bộ đồ mới cho phi hành gia, phục vụ kế hoạch đưa người lên Mặt trăng vào năm 2030.

Bộ đồ chịu được nhiệt độ khắc nghiệt, bức xạ lẫn bụi trên Mặt trăng, nhưng vẫn cho phép phi hành gia hoạt động linh hoạt nhằm thực hiện nhiệm vụ. Ngoài ra bộ đồ còn được trang bị camera tích hợp tầm xa lẫn tầm gần, bảng điều khiển hoạt động, tấm che mũ chống chói. Bản tin phát bởi Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cho thấy hai phi hành gia Trạch Chí Cương và Vương Á Bình dễ dàng uốn người cũng trèo thang khi mặc bộ đồ mới.

screenshot-2024-09-30-170712.png
Bộ đồ cho phi hành gia lên Mặt trăng của Trung Quốc - Ảnh: CNN

Buổi ra mắt thu hút sự chú ý của quốc tế. Giám đốc điều hành SpaceX Elon Musk chia sẻ bản tin CCTV kèm bình luận: “Trong khi đó, Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) đang bóp nghẹt chương trình không gian quốc gia bằng giấy tờ rườm rà!”.

Vài năm qua Cơ quan Hàng không - Vũ trụ Mỹ (NASA) cố gắng huy động nguồn lực tư nhân cho lĩnh vực thám hiểm không gian. SpaceX nhờ vậy mà giành được không ít hợp đồng lớn.

Cuộc đua thống trị không gian

Bộ đồ phi hành gia mới giúp Trung Quốc tiến thêm một bước trong nỗ lực khẳng định vị thế của mình ở lĩnh vực thám hiểm không gian. Ngày nay không gian là mục tiêu tranh giành không chỉ vì lợi ích khoa học mà còn vì lợi ích tài nguyên và an ninh quốc gia.

Đầu năm nay Trung Quốc vừa thành công lấy mẫu vật ở phía xa Mặt trăng về Trái đất. Nước này đang trên đường trở thành quốc gia thứ hai đưa người lên Mặt trăng.

Mỹ (quốc gia đầu tiên đưa người lên Mặt trăng) cũng có kế hoạch tái thực hiện sứ mệnh. Chương trình Artemis III dự kiến được thực hiện vào tháng 9.2026, năm ngoái NASA đã ra mắt nguyên mẫu bộ đồ phi hành gia mang tên AxEMU.

Môi trường trên Mặt trăng vô cùng khắc nghiệt với cả tia nắng mặt trời lẫn cái lạnh ngoài không gian. Nhiệt độ gần xích đạo tiểu hành tinh này có thể lên đến 121 độ C vào ban ngày rồi giảm xuống -133 độ C vào ban đêm.

Phó giám đốc thiết kế Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện phi hành gia Trung Quốc Ngô Chí Cường cho biết: “Không giống sứ mệnh ở quỹ đạo thấp của Trái đất, các phi hành gia phải hoạt động ngoài tàu vũ trụ lúc lên Mặt trăng. Yếu tố môi trường như trọng lực yếu, bụi và đất Mặt trăng, địa hình bề mặt phức tạp, nhiệt độ biến động lớn, bức xạ mạnh sẽ tác động đáng kể đến năng lực tự bảo vệ cũng như công việc”.

Đầu năm nay, Trung Quốc công bố tàu vũ trụ cùng tàu đổ bộ Mặt trăng mang tên Mộng Chu và Lãm Nguyệt.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ đồ cho phi hành gia lên Mặt trăng của Trung Quốc