Bỉ là nước đầu tiên bắt buộc bệnh nhân đậu mùa khỉ phải cách ly trong 3 tuần để ngăn chặn sự lây truyền khi số ca gia tăng khắp châu Âu.

Bệnh đậu mùa khỉ lan ra gần 20 quốc gia, đã có nước bắt buộc cách ly 3 tuần

Sơn Vân | 23/05/2022, 23:03

Bỉ là nước đầu tiên bắt buộc bệnh nhân đậu mùa khỉ phải cách ly trong 3 tuần để ngăn chặn sự lây truyền khi số ca gia tăng khắp châu Âu.

Trong một tài liệu vừa được công bố, Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) khuyến cáo những người đã tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ nên tự cách ly 21 ngày.

Theo UKHSA, người có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ khi tiếp xúc với da, miệng, mũi, chất dịch cơ thể (chẳng hạn ho và hắt hơi), quần áo của bệnh nhân hoặc giường bị ô nhiễm. hoặc bất kỳ ai tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người bệnh.

Các quan chức y tế cho biết những người bị bệnh đậu mùa khỉ có khả năng lây truyền cao gồm bạn tình, những người sống chung nhà.

Ngoài cách ly 21 ngày, những bệnh nhân hoặc ai có khả năng mắc bệnh đậu mùa khỉ được yêu cầu tránh tiếp xúc với người bị ức chế miễn dịch, phụ nữ có thai và trẻ em dưới 12 tuổi.

UKHSA cho biết những đối tượng này cũng nên được tiêm vắc xin đậu mùa, lý tưởng là trong vòng 4 ngày và tối đa là 14 ngày sau khi tiếp xúc với bệnh nhân đậu mùa khỉ.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dữ liệu cho thấy vắc xin được sử dụng để diệt trừ bệnh đậu mùa có hiệu quả chống lại bệnh đậu mùa khỉ lên đến 85%.

Đến nay Vương quốc Anh đã xác nhận 20 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ, với các quan chức y tế dự kiến ​​sẽ công bố thêm các trường hợp mới hôm 23.5.

benh-dau-mua-khi-lan-ra-gan-20-quoc-gia.jpg
Số ca bệnh đậu mùa khỉ đang gia tăng khắp châu Âu

Nước đầu tiên bắt buộc cách ly bệnh nhân đậu mùa khỉ 3 tuần

Trong một diễn biến khác, Bỉ đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện quy trình cách ly bắt buộc trong 21 ngày với bệnh nhân đậu mùa khỉ.

Theo truyền thông địa phương, những người tiếp xúc có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ ở Bỉ không cần phải cách ly, nhưng tình trạng của họ sẽ được theo dõi.

Bỉ đã xác nhận 3 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên vào ngày 20.5. Cả 3 đều liên quan đến lễ hội tôn sùng Darklands, diễn ra từ ngày 4.5 đến ngày 9.5 tại thành phố Antwerp (Bỉ).

Có lý do để giả định rằng vi rút đã được du khách từ nước ngoài mang đến lễ hội sau các trường hợp gần đây ở nhiều quốc gia khác. Nhóm Đánh giá Rủi ro của chính phủ liên bang đã yêu cầu Darklands thông báo cho khách của mình về bệnh truyền nhiễm này”, ban tổ chức lễ hội tôn sùng Darklands cho biết.

Theo WHO, đậu mùa khỉ có thời gian ủ bệnh từ 5 đến 21 ngày.

Các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ thường bắt đầu với sự kết hợp của sốt, nhức đầu, đau cơ, đau lưng, ớn lạnh, kiệt sức và sưng hạch bạch huyết.

Theo WHO, triệu chứng sau cùng (sưng hạch bạch huyết) thường giúp các bác sĩ phân biệt bệnh đậu mùa khỉ với bệnh thủy đậu hoặc đậu mùa.

Một khi bạn bị sốt, đặc điểm chính của bệnh đậu mùa khỉ là phát ban khó chịu, có xu hướng phát triển từ 1 đến 3 ngày sau đó, thường bắt đầu trên mặt, sau đó lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Các tổn thương sẽ trải qua một quá trình từ dát (tổn thương phẳng) đến sẩn (tổn thương nổi lên), mụn nước (tổn thương chứa đầy dịch), sau đó là mụn mủ (tổn thương chứa đầy mủ) và cuối cùng đóng vảy (tổn thương đóng vảy) trước khi rơi ra.

Hầu hết quốc gia đều cho biết những người mắc bệnh đậu mùa khỉ nên cách ly trong 21 ngày. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ khuyên bệnh nhân đậu mùa khỉ nên cách ly cho đến khi hết vảy nến.

Tính đến ngày 23.5, hơn 100 ca bệnh đậu mủa khỉ đã được báo cáo cho WHO gần 20 quốc gia, trong đó có Bỉ, Anh, Đức, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Pháp, Hà Lan, Ý, Đan Mạch, Áo, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Israel, Argentina, Mỹ, Canada, Úc.

Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh có số ca bệnh đậu mùa khỉ cao nhất đến nay, mỗi nơi ghi nhận từ 21 đến 30 trường hợp.

Chưa có trường hợp tử vong nào do đậu mùa khỉ được báo cáo.

Các cơ quan y tế ở Vương quốc Anh Anh và Pháp cho biết đậu mùa khỉ thường là "bệnh nhẹ tự khỏi". Bệnh nhân thường hồi phục hoàn toàn trong vòng vài tuần.

Có hai chủng vi rút đậu mùa khỉ: Chủng Tây Phi nhẹ hơn, đang lưu hành ở châu Âu và Bắc Mỹ, có tỷ lệ tử vong được ghi nhận là khoảng 1%; chủng Congo gây bệnh nặng hơn với tỷ lệ tử vong lên đến 10%.

Phát biểu tại thành phố Geneva (Thụy Sĩ) hôm 22.5, Tổng giám đốc WHO - Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết thế giới đang phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng do đại dịch.

Chúng ta phải đối mặt với sự hội tụ ghê gớm của dịch bệnh, hạn hán, đói kém và chiến tranh, được thúc đẩy bởi biến đổi khí hậu, bất bình đẳng và cạnh tranh địa chính trị”, ông nói.

WHO cho rằng sẽ xác định được nhiều người mắc bệnh đậu mùa khỉ hơn khi mở rộng giám sát ở các quốc gia mà bệnh này thường không được phát hiện.

David Heymann, quan chức của WHO - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, nói với Reuters: "Điều dường như đang xảy ra bây giờ là bệnh đậu mùa khỉ đã xâm nhập vào người dân qua hình thức tình dục, bộ phận sinh dục và đang lan truyền như các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Điều này đã làm tăng khả năng lây lan của nó trên toàn thế giới".

Bài liên quan
Nhiều người tiêm vắc xin đậu mùa khi các ca bệnh đậu mùa ở khỉ lan rộng tại châu Âu
Nhiều ca mắc bệnh đậu mùa ở khỉ tại Anh khiến các nhà chức trách phải cung cấp vắc xin đậu mùa cho một số nhân viên y tế và những người khác có thể đã bị phơi nhiễm

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bệnh đậu mùa khỉ lan ra gần 20 quốc gia, đã có nước bắt buộc cách ly 3 tuần