Du lịch Việt Nam đang phục hồi sau đại dịch và đang có ưu thế là điểm đến mới, an toàn thời hậu coronavirus. Đó là nhận định của tờ Skift về du lịch Việt Nam.

Báo Mỹ: Hồi phục du lịch sau đại dịch COVID-19, Việt Nam đang chiếm ưu thế

14/05/2020, 14:52

Du lịch Việt Nam đang phục hồi sau đại dịch và đang có ưu thế là điểm đến mới, an toàn thời hậu coronavirus. Đó là nhận định của tờ Skift về du lịch Việt Nam.

Vịnh Hạ Long của Việt Nam

Trong một bài viết mới đây của tác giả Raini Hamdi trên tờ Skift đã có nhiều nhận định về ưu thế của du lịch Việt Nam. Một Thế Giới lược dịch:

Chỉ có 270 trường hợp nhiễm và không có ca nào tử vong vì đại dịch COVID-19, Việt Nam đang là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á bước chân ra khỏi “hố” dịch bệnh, trước cả các quốc gia lớn như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines.

Ở Việt Nam, các chuyến bay nội địa đã hoạt động trở lại; các phương tiện vận chuyển công cộng như xe buýt, xe lửa cũng đã trở lại nhịp; các dịch vụ ăn uống, nhà hàng và cửa hàng bán lẻ đã mở cửa trở lại kể từ ngày 23.4. Vietnam Airlines đang thảo luận với chính phủ để nối lại một số chuyến bay quốc tế vào tháng 6 tới.

Những nỗ lực tạo ra vùng du lịch biệt lập với Trung Quốc và Hàn Quốc đang được thực hiện. Nếu thành công, việc này sẽ giúp du lịch Việt Nam vượt mặt Thái Lan.

Ủy ban Tư vấn Du lịch Việt Nam (TAB), một tổ chức phi lợi nhuận bao gồm các nhà lãnh đạo và các bên liên quan, đã yêu cầu chính phủ tổ chức các cuộc đàm phán song phương sớm với các thị trường trọng điểm, Phó chủ tịch hội đồng quản trị, ông Kenneth Atkinson, nói với tờ Skift.

Những thị trường mà chúng ta cần nhất lúc này là Trung Quốc và Hàn Quốc. Kế đến là Úc, New Zealand, Singapore và Đài Loan, mặc dù Singapore không phải là tuyệt vời với các trường hợp lao động nhập cư.

“Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm tổng cộng 55% lượng khách du lịch đến Việt Nam, nên hai thị trường này thực sự rất quan trọng”, theo nhận định của ông Michael Piro, Phó giám đốc điều hành Indochina Capital. Trong số 18 triệu lượt du khách tới Việt Nam vào năm ngoái (2019), có 6 triệu lượt đến từ Trung Quốc và 4 triệu lượt người Hàn Quốc.

Ông nói thêm, “với hành lang du lịch như vậy sẽ mở ra cơ hội cho kinh doanh và giải trí. Nhiều công ty sản xuất đã chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phản chiếu dòng chảy của du lịch. Nếu du lịch phát triển trở lại, các dòng chảy FDI cũng sẽ trở lại và dòng tiền du lịch cũng vậy.

Năm ngoái, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng 7% với con số lên đến 38 tỷ đô la.

Tuy nhiên, ông Kenneth Atkinson cho rằng thực tế mô hình “du lịch biệt lập” có thể tan vỡ. "Mỗi mô hình đều có thách thức riêng của nó. Chẳng hạn như Thượng Hải đã kiểm soát được dịch, làm sao để đảm bảo hành khách trên chuyến bay Thượng Hải đến Việt Nam đều là người Thượng Hải?".

Ngoài ra, còn có lo ngại về làn sóng dịch thứ hai, khi Trung Quốc và Hàn Quốc tiếp tục có ca nhiễm mới. Tuy nhiên, cả cả Atkinson và Piro đều hy vọng Việt Nam sớm mở cửa lưu thông biên giới với Trung Quốc.

Ngoài ra, theo nhận xét của ông Piro, năm nay cũng là năm bầu cử ở Việt Nam, tương tự như Mỹ, và Việt Nam càng đẩy mạnh phát triển kinh tế. Cho nên, dù thận trọng trong việc đối phó với dịch bệnh thì nhận thức về tăng trưởng kinh tế càng rõ ràng hơn. Và với sự thúc đẩy này thì du lịch sẽ trở lại, đầu tiên là du lịch nội địa.

Du lịch nội địa

Triển vọng phục hồi du lịch nội địa của Việt Nam, như từng làm sau dịch SARS năm 2003, cũng tỏ ra đầy sáng sủa.Theo dữ liệu thu được từ Indochina Capital, lượng đặt phòng khách sạn và Airbnb trong kỳ nghỉ 30.4 và 1.5 tăng cao ở các thành phố lớn của Việt Nam.

Piro, người sở hữu một số quán bar và nhà hàng ở thành phố Hồ Chí Minh, cho biết khi các cửa hàng mở cửa trở lại gần đây, doanh số họ đạt được tốt hơn so với trước khi xảy ra dịch bệnh.” Mặc dù hãy còn sớm, nhưng điều đó cho tôi biết người dân địa phương đang rất háo hức ra khỏi nhà. Tuần trước, Việt Nam đã mở các quán bar và câu lạc bộ đêm quy mô lớn. Chính phủ Việt Nam đã làm rất tốt trong việc khơi dậy niềm tin cho mọi người. Và khi thấy tình hình đã được kiểm soát, họ sẽ muốn ra khỏi nhà”.

Từ 29.2, tất cả các hành khách đến từ vùng dịch bệnh phải cách ly trong 14 ngày, và dừng cấp thị thực với du khách Hàn Quốc, châu Âu cho đến khi Việt Nam đóng cửa hoàn toàn từ 12.3 đối với du khách nước ngoài, bao gồm cả người Việt Nam.

Các địa điểm giải trí, tham quan du lịch cũng được lệnh đóng cửa và áp dụng giãn cách xã hội, ngoại trừ các nơi cung cấp nhu yếu phẩm bắt đầu thực hiện từ 1.4.

Trong khi một số ngôi làng ở Indonesia phải nghĩ ra cách nhát ma người dân địa phương hoặc Duterte, Philippines yêu cầu cảnh sát bắn những người từ chối kiểm dịch thì Việt Nam lại có bài hát tuyên truyền rửa tay phòng dịch bệnh vui nhộn lan truyền trên toàn cầu.

Khoảng 40% trong số 96 triệu dân số Việt Nam là người dưới 25 tuổi. Năng động, khỏe mạnh, am hiểu công nghệ, sử dụng di động và chấp nhận rủi ro, họ là một phần trong số 85 triệu chuyến du lịch nội địa năm ngoái.

Thị trường du lịch nội địa của Việt Nam phát triển là nhờ tốc độ tăng trưởng GDP 11% kể từ năm 2000, một trong những quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Một yếu tố nữa là chính phủ đầu tư 11% GDP vào cơ sở hạ tầng như đường sá. Không có quốc gia nào ở Đông Nam Á chi nhiều tiền hơn cho cơ sở hạ tầng so với Việt Nam.

Ông Michael Piro cho biết thêm, 60% du lịch nội địa nằm ở đường bộ, dù du lịch hàng không cũng được kích thích bởi sự tăng trưởng của các hàng không giá rẻ như Vietjet hay Jetstar hiện nay đang dẫn đầu.

Ngoài ra, trong một hội thảo trực tuyến do Deliverying Asia Communications tổ chức, Piro cho biết, trong một chiến dịch của Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch Việt Nam cung cấp các gói du lịch có giá thấp hơn 30% sẽ kích thích thị trường du lịch nội địa.

Thay đổi vai trò

Việt Nam đang ở vị trí mới so với Thái Lan trong việc thu hút du khách Trung Quốc và Hàn Quốc thời hậu coronavirus.

Như vậy Việt Nam chỉ mất 7 năm để tăng từ 6 triệu lượt du khách lên 15 triệu, trong khi Thái Lan phải mất 15 năm.

Việt Nam đang có ưu thế là nước được cho là an toàn sau dịch bệnh, và cũng được xem là điểm đến du lịch mới hơn Thái Lan. Thái Lan nên cảnh giác hơn, ngay cả trước COVID-19, Thái Lan đã phải trải qua những nỗ lực để lấy lại hình ảnh và thương hiệu với du khách sau tai nạn thuyền gây tử vong ở Phuket hồi 2018.

"Thái Lan vẫn có vị trí riêng, vẫn có nhiều “đặc sản” riêng nhưng tôi nuốn nói rằng Việt Nam đang có một khởi đầu nhanh hơn trong làn sóng đầu tiên của du khách Trung Quốc và Hàn Quốc. Tôi nghĩ họ sẽ cảm thấy an toàn hơn khi ở Việt Nam và đây cũng là điểm đến mới so với Thái Lan đã quá quen thuộc”, Piro nói.

Piro nhận định thêm: "Sau khi ở trong nhà quá lâu, mọi người sẽ tìm kiếm những chuyến đi và trải nghiệm nhiều hơn. Với bờ biển dài 3.000km và nhiều địa hình khác nhau, du khách có thể ở trong hang động, thăm thác nước, núi non, cánh đồng lúa, bãi biển, sông MeKong trong vòng một tuần".

Nhật Hạ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
10 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo Mỹ: Hồi phục du lịch sau đại dịch COVID-19, Việt Nam đang chiếm ưu thế