Dưới tiêu đề "China, not Vietnam is the aggressor in S China Sea: expert" - Trung Quốc chứ không phải Việt Nam, là kẻ gây hấn ở Biển Đông, tờ Want China Times của Đài Loan ngày 10.7, đã chỉ đích danh Trung Quốc đang là quốc gia gây bất ổn ở Biển Đông và Việt Nam chỉ là nước đang bảo vệ các đảo của mình.

Báo Đài Loan chỉ đích danh “TQ là kẻ gây hấn ở Biển Đông”

Một Thế Giới | 15/07/2015, 14:54

Dưới tiêu đề "China, not Vietnam is the aggressor in S China Sea: expert" - Trung Quốc chứ không phải Việt Nam, là kẻ gây hấn ở Biển Đông, tờ Want China Times của Đài Loan ngày 10.7, đã chỉ đích danh Trung Quốc đang là quốc gia gây bất ổn ở Biển Đông và Việt Nam chỉ là nước đang bảo vệ các đảo của mình.

Tờ báo Đài Loan đã trích lại một bài trên tạp chí mạng The National Interest do ông Gregory B. Poling, thành viên ban phụ trách bộ phận Đông Nam Á của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế CSIS khẳng định rằng "Trung Quốc là kẻ gây hấn tại Biển Đông" và Việt Nam chỉ là nước đang bảo vệ các đảo của mình.
Gần đây, dư luận quốc tế nổi sóng vì hành động xây dựng đảo nhân tạo khổng lồ trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông. Tuy nhiên, giữa tiếng nói của các học giả có lương tâm cũng như cộng đồng quốc tế ấy thì có một số học giả lại bênh vực Trung Quốc bằng cách cho rằng Việt Nam cũng đang cải tạo các đảo của mình trên quần đảo Trường Sa.
Nhưng trước hết, việc mở rộng đảo của Việt Nam tại Trường Sa "vô cùng nhỏ so với Trung Quốc", nếu so sánh thì việc cải tạo đảo của Việt Nam chỉ là "một giọt nước" còn của Trung Quốc là "một xô nước".
Chỉ tính riêng tại đảo Đá Chữ Thập (Fiery Croiss Reef) Trung Quốc đã mở rộng đến 32 ha đảo nhân tạo, trong khi đó, toàn bộ các xây dựng của Việt Nam tại Trường Sa chỉ có diện tích 1,4 ha.
Theo nhà nghiên cứu thuộc Viện CSIS, diện tích toàn bộ các thực thể mà Trung Quốc đã tôn tạo đều rộng hơn đảo Ba Bình hiện do Đài Loan kiểm soát là đảo có diện tích tự nhiên lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chưa bao giờ thực hiện việc biến bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo mới như cách mà Trung Quốc đang thực hiện gần đây.
Điều mà nhà nghiên cứu CSIS nhấn mạnh trong bài viết nói trên là không có chuyện Việt Nam tăng gấp đôi số lượng "thực thể địa lý" kiểm soát như một số học giả thân Trung Quốc "bịa" ra.
Các học giả Mỹ cũng khuyến nghị, Washington nên đưa ra các giải thích đầy đủ hơn về những gì diễn ra tại Biển Đông, để phản bác lại quan điểm sai trái của Bắc Kinh.
Thiên Hà (theo Want China Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo Đài Loan chỉ đích danh “TQ là kẻ gây hấn ở Biển Đông”