Nhật Bản muốn góp vốn vào một tập đoàn sản xuất tên lửa của NATO, điều sẽ giúp Nhật Bản chung tay cùng NATO chế tạo tên lửa đề phòng Trung Quốc, trong bối cảnh căng thẳng chủ quyền với quốc gia hàng xóm của Nhật đang gia tăng.

Nhật Bản chung tay cùng NATO chế tạo tên lửa đề phòng Trung Quốc

Một Thế Giới | 10/07/2015, 16:11

Nhật Bản muốn góp vốn vào một tập đoàn sản xuất tên lửa của NATO, điều sẽ giúp Nhật Bản chung tay cùng NATO chế tạo tên lửa đề phòng Trung Quốc, trong bối cảnh căng thẳng chủ quyền với quốc gia hàng xóm của Nhật đang gia tăng.

Động thái Nhật Bản chung tay cùng NATO chế tạo tên lửa đề phòng Trung Quốc, được quân đội Mỹ khuyến khích vì nó có thể mở đường cho Nhật Bản trở thành đối tác an ninh hàng đầu của Washington ở Châu Á, thay vì là người bảo vệ cho Tokyo.
Tập đoàn sản xuất tên lửa này với sự tham gia của 12 quốc gia thành viên NATO đang giám sát sự phát triển và chia sẻ chi phí sản xuất tên lửa SeaSparrow, một vũ khí tiên tiến được chế tạo để tiêu diệt các tên lửa diệt hạm và máy bay chiến đấu.
Với tên lửa SeaSparrow, Nhật Bản có thể khắc chế được chiến thuật sử dụng tên lửa diệt hạm mới của Trung Quốc, đối thủ cạnh tranh và cũng là nước đang có tranh chấp lãnh thổ với Tokyo.
Tên lửa này cũng đang được sản xuất bởi các công ty vũ khí Mỹ Raytheon (RTN.N) và General Dynamics (GD.N).
Hồi tháng 5, các quan chức Hải quân Nhật Bản đã tham dự một cuộc họp của NATO ở The Hague để tìm hiểu thêm về tập đoàn này, một nguồn tin thân cận với chuyến đi nói với Reuters.
Hai quan chức Hải quân Nhật Bản giấu tên cho biết, hiện nay Tokyo đang trong giai đoạn đầu đàm phán với NATO về việc gia nhập tập đoàn sản xuất tên lửa này. 
Việc gia nhập tập đoàn này của NATO cũng phù hợp với chính sách an ninh ngày càng cứng rắn hơn của Thủ tướng Shinzo Abe, trong đó có việc dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí nhiều thập kỷ qua.
Tập đoàn sản xuất tên lửa của NATO được thành lập năm 1968 bởi 4 quốc gia trong đó có Mỹ, nhằm phát triển một phiên bản nâng cấp của tên lửa SeaSparrow trong những năm tới.
Sự tham gia của Nhật Bản sẽ chia sẻ chi phí của dự án, đồng thời Washington cũng nhận thấy vai trò của Tokyo trong việc dẫn đầu quan hệ đối tác công nghiệp quân sự đa quốc gia ở Châu Á, trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường hiện đại hóa quân sự và ngày càng quyết đoán hơn ở Biển Đông, gây báo động nhiều nước trong khu vực, theo nguồn tin của Mỹ.
Theo Reuters, những quan hệ đối tác hiếm có như vậy ở Châu Á sẽ tạo ra một mạng lưới các quan hệ an ninh ngoài liên minh quân sự chính thức - chủ yếu liên quan đến Washington và các đồng minh khu vực khác của họ.
"Chúng tôi cho rằng dự án này sẽ cho phép Nhật Bản đặt nền móng cho chương trình xuất khẩu quốc phòng xa hơn trong tương lai", nguồn tin cho biết và nói thêm: "Chúng tôi hoan nghênh loại hoạt động hợp tác an ninh như thế này của Nhật Bản trong khu vực”.
Khi được đề nghị cho ý kiến, một phát ngôn viên của Hải quân Nhật Bản cho biết qua một email: "Hải quân Mỹ đang thông tin cho chúng tôi về dự án SeaSparrow. Với mục tiêu nâng cao hiệu quả của các tên lửa trên các tàu bề mặt của mình, chúng tôi đang thu thập thông tin để có lựa chọn cần thiết”.
Hải quân Mỹ cho biết họ không thể ngay lập tức bình luận về thông tin Nhật sẽ hợp tác sâu rộng hơn với NATO. Trong khi đó, NATO từ chối bình luận.
Thiên Hà (theo Dailymail)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật Bản chung tay cùng NATO chế tạo tên lửa đề phòng Trung Quốc