Trên trang chủ của báo "Bảo vệ pháp luật", tác giả Nguyễn Hoàng Chi Mai (Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp) phân tích, làm rõ một số căn cứ chứng minh Quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm của Viện trưởng Viện KSND tối cao là phù hợp với quy định của pháp luật.

Báo của Viện KSND tối cao bình luận về quyết định của TAND tối cao trong vụ án Hồ Duy Hải

Anh Tú | 11/05/2020, 12:20

Trên trang chủ của báo "Bảo vệ pháp luật", tác giả Nguyễn Hoàng Chi Mai (Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp) phân tích, làm rõ một số căn cứ chứng minh Quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm của Viện trưởng Viện KSND tối cao là phù hợp với quy định của pháp luật.

Bàn về quyết định kháng nghị giám đốc thẩm trong vụ án Hồ Duy Hải dưới góc độ học thuật

Theo Tạp chí Tòaán -Cơ quan ngôn luậncủa Tòa án nhân dân tối cao,vào lúc 12 giờ 45ngày 8.5, Chủ tọaphiên giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao lấy biểu quyết về từng vấn đề cụ thể trong vụ án Hồ Duy Hải. Trong đó,vấn đề 3 làQuyết định số 639/QĐ-CTN ngày 17.5.2012 của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải đang có hiệu lực, Quyết định kháng nghị số 15/QĐ-VKSNDTC-V7 của Viện KSND tối caocó đúng pháp luật hay không? Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết "Không đúng pháp luật".

Về vấn đề này, sáng nay 11.5, Báo Bảo vệ pháp luật - cơ quan ngôn luận của Viện KSND tối caocóbài viết của tác giả Nguyễn Hoàng Chi Mai (Viện Khoa học pháp lý,Bộ Tư pháp)phân tích, làm rõ một số căn cứ chứng minh Quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm của Viện trưởng Viện KSND tối cao là phù hợp với quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

Thứ nhất, xin ân giảm án tử hình là quyền lợi của người bị kết án tử hình thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch nước và việc xem xét ân giảm án tử hình không được coi là một giai đoạn tố tụng hình sự, bởi lẽ theo lý luận tố tụng hình sự, bất kỳ giai đoạn tố tụng hình sự nào cũng đều phải gắn liền với các quy định về trách nhiệm, quyền hạn của chủ thể tiến hành tố tụng. Bên cạnh đó, mặc dù ân giảm án tử hình được quy định trong nội dung của một số quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS), nhưng việc quy định này là cần thiết nhằm bảo đảm quyền lợi cho người bị kết án tử hình. Cũng vì những lýdo trên, Quyết định số 639 ngày 17.5.2012 của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình cho Hồ Duy Hải không thể coi là một quyết định tố tụng hình sự. Theo đó, Công văn ngày 29.7.2019 của Văn phòng Chủ tịch nước về việc tạm dừng thi hành án tử hình và yêu cầu Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao xem xét kháng nghị giám đốc thẩm đối với vụ án Hồ Duy Hải là căn cứ hợp pháp cho thấy Quyết định số 639 đã hết hiệu lực. Các thủ tục tố tụng phát sinh sau đó bao gồm: Biên bản hoãn thi hành án tử hình, Quyết định hoãn thi hành án tử hình, Biên bản bàn giao người được hoãn thi hành án tử hình… đều thể hiện tính hết hiệu lực của Quyết định số 639 nói trên.

Thứ hai, không có quy định nào trong pháp luật tố tụng hình sự ấn định rằng Viện trưởng Viện KSND tối cao không được quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong trường hợp Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình. Đồng thời, khoản 2 điều 379 BLTTHS năm 2015 về thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm cũng quy định như sau:

“2. Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ”.

Như vậy, giả sử trường hợp quyết định bác đơn xin ân giảm án tử hình của Chủ tịch nước đã có hiệu lực và đồng thời bị cáo đã bị tử hình thì việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án vẫn có thể được tiến hành bất cứ lúc nào để minh oan cho họ. Do đó, liên hệ với vụ án Hồ Duy Hải, ngay cả nếu Quyết định số 639 ngày 17.5.2012 của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình cho Hồ Duy Hải đang có hiệu lực thì đây cũng không thể là căn cứ cho rằng Viện trưởng Viện KSND tối cao không được quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Thứ ba, khoản 2 điều 394 BLTTHS năm 2015 quy định về nội dung quyết định giám đốc thẩm, trong đó tại các điểm e, g, h, i điều này quy định các nội dung sau:

“e) Tóm tắt nội dung vụ án, phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;

g) Quyết định kháng nghị, căn cứ kháng nghị;

h) Nhận định của Hội đồng giám đốc thẩm, trong đó phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị;

i) Điểm, khoản, điều của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Hình sự mà Hội đồng Giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định”.

Như vậy, liên hệ với vụ án Hồ Duy Hải, khi xem xét các căn cứ ra quyết định giám đốc thẩm, nếu Hội đồng Thẩm phán xét thấy kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm của Viện trưởng Viện KSND tối cao là không đúng với các quy định của pháp luật thì Hội đồng Thẩm phán phải ra quyết định không chấp nhận kháng nghị và không mở phiên tòagiám đốc thẩm để xét xử vụ án này. Do đó, việc Hội đồng Thẩm phán ra Quyết định giám đốc thẩm ngày 6.5.2020 và tiến hành xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm đồng nghĩa với việc đã chấp nhận quyết định kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao là có căn cứ và đúng pháp luật".

Theo kháng nghị của Viện KSND tối cao, trong vụ án Hồ Duy Hải, các cơ quan tiến hành tố tụng đã có nhiều vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng: bỏ sót những chứng cứ vụ án, không trưng cầu giám định vết máu, không đưa một số lời khai của Hồ Duy Hải và người làm chứng vào hồ sơ vụ án dẫn đến sai lầm trong việc giải quyết vụ án.

Từ đó, Viện KSND tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao xem xét hủy toàn bộ Bản án sơ thẩm và Bản án phúc thẩm đã xét xử bị cáo Hồ Duy Hải về các tội “Giết người” và “Cướp tài sản” để điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật

Ngày 8.5,Chủ tọaphiên giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND tối caolấy biểu quyết về từng vấn đề cụ thể trong vụ án Hồ Duy Hải. Kết quả cụ thể các vấn đề như sau:

1. Vụ án đã có những sai sót về tố tụng như đã nêu. Những sai sót đó có làm thay đổi bản chất vụ án hay không?
Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết "Không thay đổi bản chất vụ án".

2. Bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm kết án Hồ Duy Hải có đúng người, đúng tội, đúng mức án không?
Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết "Đúng người, đúng tội, đúng mức án".

3. Quyết định số 639/QĐ-CTN ngày 17.5.2012 của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải đang có hiệu lực, Quyết định kháng nghị số 15/QĐ-VKSNDTC-V7 của VKSNDTC có đúng pháp luật hay không?
Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết "Không đúng pháp luật".

4. Chấp nhận kháng nghị, hủyhai bản án phúc thẩm và sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra bổ sung hay không chấp nhận kháng nghị?
Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết "không chấp nhận kháng nghị".

P.V
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo của Viện KSND tối cao bình luận về quyết định của TAND tối cao trong vụ án Hồ Duy Hải