“Nếu các bộ không quản lý doanh nghiệp nữa thì sẽ tập trung vào quản lý chuyên ngành tốt hơn và hạn chế được tiêu cực trong các doanh nghiệp đó”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói về vấn đề thành lập "siêu uỷ ban": Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.

Bà Phạm Chi Lan: Các bộ không cần thiết cử người đại diện vào ‘siêu ủy ban’

Trí Lâm | 22/01/2018, 08:00

“Nếu các bộ không quản lý doanh nghiệp nữa thì sẽ tập trung vào quản lý chuyên ngành tốt hơn và hạn chế được tiêu cực trong các doanh nghiệp đó”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói về vấn đề thành lập "siêu uỷ ban": Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.

Tránh “bình mới rượu cũ”

- Theo bà, việc thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp liệu có chấm dứt được tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” khi các bộ, ngành vừa có chức năng quản lý, vừa chức năng sở hữu doanh nghiệp?

Chuyên gia Phạm Chi Lan: 5 triệu tỉ đồng là vô cùng lớn, nếu số đó chỉ tăng thêm 1% thì đã mang lại nguồn lợi rất lớn cho đất nước. Để quản lý số vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thì có nhiều cách nhưng cách khả thi hơn cả hiện naylà hình thành một tổ chức mới để quản lý và làm sao tổ chức đó phải đủ mạnh.

Trên thực tế, việc quản lý các doanh nghiệp nhà nước lâu nay hết sức bất cập, thậm chí không thể quản lý nổi. Vốn nhà nước phân tán ở quá nhiều nơi. Trong khi đó, các bộ không những không quản lý nổi mà còn sinh ra lợi ích nhóm. Nhiều khi, bộ chủ quản và đơn vị lại bao che cho các khiếm khuyết của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc số vốn hơn 5 triệu tỉ đồng này phân tán ra quá nhiều cơ quan khác khau, có rất nhiều “bàn tay” thò vào nhưng không ai có trách nhiệm rõ ràng trong việc quản lý. Có tình trạng doanh nghiệp chỉ làm sao để bảo toàn vốn chứ việc phát triển và nâng cao tính hiệu quả thì không tính đến.

Khi các bộ đề ra chính sách cho ngành lẽ ra phải được áp dụng chung cho các doanh nghiệp, không phân biệt thành phần, không phân biệt doanh nghiệp có do mình quản lý hay không nhưng trước nay cơ quan quản lý vẫn thiên vị với những doanh nghiệp của ngành mình chứ chưa lo đến lợi ích chung. Nhiều khi chính sách ban hành ra lại xung đột hẳn với lợi ích chung của ngành kinh tế.

Hiện nay tách ra, các bộ không quản lý doanh nghiệp nữa thì bộ sẽ tập trung vào quản lý chuyên ngành tốt hơn và chạn chế đượctiêu cực trong các doanh nghiệp đó.

- Nhưng hiện nay tại ủy ban này vẫn có đại diện của các bộngành, liệu có xảy ra tình trạng “bình mới rượu cũ” khi vẫn con người đó, vẫn tư duy đó, thưa bà?

Tôi nghĩ cách đại diện của các ngành phải khác hoàn toàn so với trước đây. Trước đây, các bộngành cử đại diện của mình vào các doanh nghiệp nhà nước rất không ổn. Có những trường hợp đại diện của bộ trong doanh nghiệp lại cản trở hơn là thúc đẩy doanh nghiệp đó phát triển.

Ở nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng Nhà nước vẫn nắm số vốn lớn cũng xảy ra tình trạng “bình mới rượu cũ”. Tôi có biết một số trường hợpnhưng không tiện nói tên, nhiều khi họ rất muốn thúc đẩy khoa học công nghệ, sắp xếp lại nhân sự nhưng luôn luôn gặp cản trở của người đại diện vốn nhà nước. Nếu người đại diện của nhà nước vẫn mang tư duy quản lý cũ thì không thể được.

Thậm chí, bao nhiêu việc sai phạm xảy ra tại doanh nghiệp, con mắt người được các ngành giao cho ở đâu mà để xảy ra bao nhiêu chuyện? Khi xảy ra chuyện thì họ chịu trách nhiệm gì? Tôi nghĩ không nhất thiết phải có người của các bộ tham gia vào. Nếu tách ra mà phản biện có khi lại tốt hơn là ngồi vào ủy ban.

Người lãnh đạo kỹ trị hơn là chính trị

- Thưa bà, nhiều người cũng hết sức băn khoăn về vấn đề quản lý ủy ban này. Họ cho rằng để quản lý một doanh nghiệp khoảng 1 tỉ USD đã rất vất vả và Việt Nam hiện không mấy người làm được điều đó, bây giờ quản lý cả một khối tài sản hơn 200 tỉ USD, bằng với GDP trong một năm,liệu có kham nổi không?

Cơ quan quản lý có trách nhiệm hết sức nặng nề bởi quản lý một số vốn cực lớn như vậy làtương đương GDP 1 năm của quốc gia. Tuy nhiên, tính chất của nó là ủy ban, không phải doanh nghiệp nên cách quản trị cũng khác, dù người lãnh đạo rất cần thiết có chuyên môn.

Lý do là quản trị của ủy ban này không dễ dàng vì số vốn lớn, lại hơn 30 tập đoàn, tổng công ty trong các ngành nghề khác nhau, phải làm sao am hiểu công việc các lĩnh vực đó. Nếu không am hiểu thì không thể làm được. Giữa kinh doanh hóa chất và thép, dệt may… nó khác nhau rất nhiều.

Tôi nghĩ rằng một người thì không thể làm nổi, phải cần có một bộ máy để cùng làm. Nếu tập hợp được những nhà kỹtrị, người đứng đầu biết tôn trọng chuyên môn của họ thì sẽ có hy vọng.

Yếu tố kỹtrị rất quan trọng đối với người lãnh đạo ủy ban này. Ở các nước, họ phân biệt những nhân vật chính trị và những nhân vật kỹtrị. Ví dụ như bộ trưởng là nhà chính trị nhưng các thứ trưởng hoặc cấp dưới phải là nhà kỹtrị chẳng hạn. Đối với đơn vị này, những người phụ trách phải xem chuyên môn là số 1, cũng không nhất thiết phải đảng viên hay không.

Bên cạnh đó, nếu thực hiện được quản trị doanh nghiệp tiên tiến cũng sẽ giúp được các doanh nghiệp này phát triển hơn, ủy ban cũng sẽ dễ nắm bắt và quản lý doanh nghiệp hơn.

Thúc đẩy cổ phần hóa, nâng cao trách nhiệm giải trình

- Dù thành lập một ủy ban quản lý vốn nhưng về bản chất, Nhà nước vẫn là chủ sở hữu và quản trị doanh nghiệp. Theo bà, có giải pháp nào tốt hơn hay không?

Tôi cho rằng phải thúc đẩy cổ phần hóa một cách mạnh mẽ. Lâu nay, việc cổ phần hóa luôn chậm chạp so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân của tình trạng này cũng đã được mổ xẻ rất nhiều nên tôi không nhắc lại, nhưng rõ ràng sự thiếu quyết tâm và không muốn từ bỏ lợi ích là một lực cản rất lớn. Nhà nước chỉ nên thực hiện những gì tư nhân không làm hoặc những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia. Cùng với đó là thúc đẩy mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân, cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh.

- Một vấn đề ở các doanh nghiệp nhà nước trước nay là trách nhiệm giải trình. Bà có gợi ý gì để khắc phục vấn đề này trong Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp?

Trách nhiệm giải trình của đơn vị đó phải thật rõ, từ người đứng đầu đến các cấp trong đơn vị. Ai chịu trách nhiệm về thứgì đều phải rõ ràng và phải lấy hiệu quả làm thước đo.

Những người lãnh đạo khu vực nhà nước cũng được đào tạo về quản trị doanh nghiệp theo hướng hiện đại, áp dụng công nghệ thông tin để quản trị dễ hơn và tăng tính minh bạch. Cần hoan nghênh sự tham gia giám sát, phản biện, góp ý từ bên ngoài.

- Dư luận cũng băn khoăn về 12 dự án thua lỗ, thậm chí nhiều hơn nữa của ngành công thương. Vậy theo bà nếu chuyển về ủy ban này thì vấn đề này sẽ được giải quyết ra sao?

Đây là một trách nhiệm nặng nề của Ủyban ngay từ ban đầu. Nghĩa là vừa phải lo rà soát lại, tìm ra những biện pháp thúc đẩy hiệu quảcủa các doanh nghiệp trong thẩm quyền, vừa phải xử lý các đơn vị thua lỗ. Ủy ban đã nhận nhiệm vụ thì phải hiện thôi. Thậm chí cho phá sản những đơn vị không thể xử lý được và cần xem xét lại những doanh nghiệp đã hoạt động lại, nếu không làm hiệu quả được thì cũng nên chấm dứt.

Tất nhiên, vấn đề trách nhiệm khi xảy ra thua lỗ thì Bộ Công Thương và những cơ quan liên quan vẫn phải chịu.

- Cảm ơn bà!

Trí Lâm(thực hiện)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bà Phạm Chi Lan: Các bộ không cần thiết cử người đại diện vào ‘siêu ủy ban’