Đình Thanh Lương (phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà), miếu Linh Quang (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền), nhà thờ Hồ Quang Đại (phường Thủy Biều, thành phố Huế) đã được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phê duyệt là di tích lịch sử cấp tỉnh kể từ tháng 4.

Ba công trình tôn giáo được tỉnh Thừa Thiên - Huế xếp hạng di tích có gì đặc biệt?

Quế Sơn | 06/04/2023, 11:00

Đình Thanh Lương (phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà), miếu Linh Quang (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền), nhà thờ Hồ Quang Đại (phường Thủy Biều, thành phố Huế) đã được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phê duyệt là di tích lịch sử cấp tỉnh kể từ tháng 4.

Đình Thanh Lương với tuổi đời hơn 300 năm

dinh-thanh-luong.jpg
Đình Thanh Lương - Ảnh: Internet

Đình Thanh Lương là ngôi đình cổ kính, trang nghiêm với không gian làng quê xưa có cây xanh cổ thụ rợp mát, phía trước với dòng sông uốn lượn, tạo nên một bãi đất bồi trồng cây xanh ngát. Việc tổ chức lễ tế ở đình Thanh Lương không chỉ để tưởng niệm công đức, tri ân các vị tiền bối, bảo tồn và phát huy các giá trị di tích, mà còn mang nhiều ý nghĩa thiết thực. Đây là nơi người dân thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục cho con cháu; tạo mối hòa hợp ngày càng gắn bó giữa các tộc phái trong làng; phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, giữ gìn thuần phong mỹ tục, phấn đấu xây dựng đời sống văn hóa ngày càng tốt đẹp bền vững hơn.

Đình Thanh Lương được khởi dựng vào năm 1721. Với sự cẩn trọng trong việc lựa chọn địa điểm xây dựng, ngôi đình không chỉ thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội, mà nó còn đáp ứng các điều kiện cần thiết dưới góc nhìn địa lý phong thuỷ. Trải qua các lần sửa chữa, đình Thanh Lương hiện nay có kiểu thức đình dọc 5 gian, mang dáng dấp của một ngôi đình cổ xứ Huế với đầy đủ các đơn nguyên kiến trúc.

Đình làng Thanh Lương gồm các công trình: Trụ biểu, la thành, bình phong, sân đình, tiền đường và nội đình: Thông qua kiến trúc và hoạt động thực hành tín ngưỡng, diễn tiến lịch sử của vùng đất phần nào được phác họa. Hệ thống các sắc phong, địa bạ, hương ước… là một nguồn tư liệu quan trọng cho việc nghiên cứu lịch sử địa phương nói riêng và lịch sử của cả nước nói chung. Bên cạnh đó, đây còn là biểu tượng văn hóa, là nơi hội tụ và phản chiếu thế giới quan và những giá trị văn hóa cổ truyền của người dân Thanh Lương. 

Cho đến nay, ngôi đình đã tồn tại hơn 300 năm, đình Thanh Lương được xem là một công trình kiến trúc dân gian cổ kính, lại được bảo tồn, giữ gìn tương đối nguyên vẹn. Di tích này đã có những đóng góp rất quan trọng trong việc nghiên cứu các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật của ngôi đình làng ở Huế nói riêng và khu vực miền Trung nói chung.

Miếu Linh Quang với nét văn hóa độc đáo của người Chăm

mieu-linh-quang.jpg
Tượng nữ thần Laskimi - Ảnh: Bảo tàng lịch sử

Miếu Linh Quang là nơi thờ nữ thần của người Chăm (có thể là nữ thần Laskimi), được Việt hóa thành đức phật Chuẩn Đề Bồ Tát hay Bà Tám tay. Hằng năm miếu Linh Quang được dân làng Mỹ Xuyên tế lễ vào ngày 15 tháng 7 Âm lịch, cũng là ngày Đại lễ Vu Lan diễn ra tại niệm phật đường Song Mỹ, làng Mỹ Xuyên. 

Miếu Linh Quang là công trình có giá trị về mặt lịch sử, gắn liền với đời sống văn hoá, tinh thần của người dân làng Mỹ Xuyên, một làng quê có bề dày lịch sử, văn hoá. Miếu Linh Quang là địa điểm di tích lưu dấu nhiều tầng văn hóa, qua các tầng văn hóa cho thấy quá trình tiếp biến, giao thoa văn hóa trong dòng chảy văn hóa dân tộc, trong đó nổi bật là pho tượng nữ thần Laskimi mang đậm dấu ấn văn hóa Chăm Pa đã được việt hoá thành Bà Tám tay và được người Việt tiếp tục phụng thờ, điều đó cho thấy văn hoá Chăm Pa có một vị trí quan trọng trong dòng chảy văn hoá dân tộc.

Ngày nay, miếu Linh Quang còn lưu lại lại nội dung hai câu đối của danh nhân Đặng Huy Trứ, cùng với các di tích đã được công nhận xếp hạng, các khu du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng,… di tích miếu Linh Quang làm phong phú thêm các loại hình di tích trên địa bàn huyện Phong Điền và trở thành địa điểm du lịch tâm linh.

Nhà thờ Hồ Quang Đại lưu giữ nhiều văn bản Hán Nôm của Đàng Trong

Theo sử sách, Hồ Quang Đại là một danh thần xuất thân từ con đường khoa bảng, ông thi đỗ thủ khoa, khoa thi năm 1652. Sau đó, ông lần lượt đảm nhận các chức vụ trọng yếu của chính quyền Đàng Trong. Đặc biệt, ông là thầy dạy của hai vị chúa (Nguyễn Phúc Thái, Nguyễn Phúc Chu), chính vì thế sau khi ông mất được truy tặng: Phúc Đức quốc sư.

sac-phong.jpg
Một bản sắc phong trong nhà thờ - Ảnh: Thư viện Thừa Thiên - Huế

Hồ Quang Đại nổi tiếng khí khái, cốt cách cẩn trọng, nghiêm cẩn, trong thời gian nhậm chức, ông được bạn bè kính mến, nhân dân một lòng tôn kính. Do đó, sau ngày ông tạ thế, người dân Nguyệt Biều tỏ lòng thương tiếc, lập miếu để thờ.

Nhà thờ Hồ Quang Đại là địa điểm cúng tế các bậc có công khai khẩn lập làng, đây còn là nơi thờ tự vị quan đại thần dưới thời Chúa Nguyễn, một nhân vật lịch sử nổi tiếng của Thừa Thiên - Huế. Đồng thời đây là nơi còn lưu giữ rất nhiều văn bản Hán Nôm quý hiếm, qua đó góp phần tìm hiểu công cuộc mở mang bờ cõi, chính sách quản lý về dân số, ruộng đất của các Chúa Nguyễn ở khu vực các tỉnh Nam Trung bộ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ba công trình tôn giáo được tỉnh Thừa Thiên - Huế xếp hạng di tích có gì đặc biệt?