Thấu cảm trước nhọc nhằn của các y sĩ, bác sĩ, lực lượng phòng, chống dịch Covid-19 qua các chuyến thiện nguyện, cô giáo Nguyễn Thị Mai cùng hai nữ sinh trường THPT Trần Quốc Tuấn (tỉnh Quảng Ngãi) đã cải tiến máy phát gạo thành ATM đa năng tự động. Máy ATM đa năng "4 in 1" đã tiếp sức thêm cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả hơn và lan tỏa tình yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng.

Ba cô trò ở Quảng Ngãi chế tạo máy đa năng phòng, chống dịch Covid-19

Theo Đông Huyền (Nhân Dân) | 17/03/2021, 07:21

Thấu cảm trước nhọc nhằn của các y sĩ, bác sĩ, lực lượng phòng, chống dịch Covid-19 qua các chuyến thiện nguyện, cô giáo Nguyễn Thị Mai cùng hai nữ sinh trường THPT Trần Quốc Tuấn (tỉnh Quảng Ngãi) đã cải tiến máy phát gạo thành ATM đa năng tự động. Máy ATM đa năng "4 in 1" đã tiếp sức thêm cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả hơn và lan tỏa tình yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng.

a7-1615849243411.jpg
Hai học sinh Xuân Thùy và Minh Thư bên máy ATM "4 trong 1".

Bước vào cổng Trường THPT Trần Quốc Tuấn, phía bên tay phải khuôn viên trường là rô-bốt ATM nhỏ gọn chiếm diện tích chưa đầy 5 m2 nhưng rô-bốt này luôn sẵn sàng cấp phát khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn, gạo và mì tôm. Chỉ động tác nhẹ đưa tay vào bộ phận cảm biến nhận diện thì nhu yếu phẩm từ bên trong sẽ chuyển ra ngoài cho người nhận.

ATM đa năng cấu tạo từ khung sắt cùng các thiết bị cảm biến quang hồng ngoại, mạch điều khiển Arduno, động cơ, con lăn, băng tải, động cơ bơm...

Tất cả hoạt động qua thiết bị cảm biến nhận diện và tự động hóa cho nên việc cấp phát nhu yếu phẩm, khẩu trang được thực hiện gián tiếp. Qua đó, hạn chế tiếp xúc trực tiếp tránh lây chéo, đồng thời, cấp phát đúng người, tránh trường hợp trùng lặp, nhiều lần khi nhận hỗ trợ.

Thầy Ðinh Duy Quang, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Quốc Tuấn cho biết: Ðây là sản phẩm của cô giáo và các em học sinh sau thời gian dài nghiên cứu, cải tiến từ máy phát gạo của các cựu học sinh. Hiện, thiết bị được sử dụng trong công tác phòng, chống dịch tại trường và sẵn sàng hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19 khi có ca bệnh tại Quảng Ngãi.

Mỗi ngày đến trường, các em học sinh đều thực hiện quy trình sát khuẩn, nhận khẩu trang cũng như các nhu yếu phẩm khi có nhu cầu. Em Thanh Trà, học sinh lớp 12C2 chia sẻ: Thao tác và cách sử dụng của máy rất nhanh gọn. Chỉ cần đưa tay vào thiết bị cảm biến thì khẩu trang hay nước sát khuẩn tự chuyển ra.

Giữa năm 2020, đồng hành cùng cô giáo Nguyễn Thị Mai qua các chuyến thiện nguyện về với người nghèo bị ảnh hưởng dịch Coivd-19, hai nữ sinh Võ Lê Xuân Thùy và Hồ Nguyễn Minh Thư thấy việc người phát gạo và người nhận tiếp xúc gần, nguy cơ lây nhiễm chéo cao; một người có thể nhận nhiều lần mà không bị phát hiện, ngoài gạo, người nghèo còn hỗ trợ khẩu trang, mì tôm.

Từ quan sát thực tế, hai nữ sinh trao đổi với cô giáo mong muốn phát triển máy ATM gạo thành thiết bị đa năng, tiện lợi và an toàn hơn. "Trong phòng, chống dịch, hạn chế lây lan là ưu tiên hàng đầu cho nên chúng em thấy cần hoàn thiện để máy đa năng, an toàn hơn.

Khi bắt tay vào làm, mọi thứ đều khó, từ cơ khí chuyển sang tự động, cảm ứng là cả một quá trình. Nhiều lúc làm lệnh không khớp, thiết bị trục trặc phải thử nghiệm nhiều lần, phải nhờ đến sự hỗ trợ của các anh chị cựu học sinh, nhất là sự hướng dẫn của cô giáo chủ nhiệm", em Võ Lê Xuân Thùy nhớ lại.

Cô Nguyễn Thị Mai, giáo viên chủ nhiệm và là người hướng dẫn hai nữ sinh cải tiến máy ATM 4 trong 1 chia sẻ: Cơ chế vận hành ban đầu của máy ATM gạo thuộc lĩnh vực cơ khí; muốn cải tiến phải phát triển qua lĩnh vực hệ thống nhúng, nghiêng về phần mềm điện thoại thông minh để nhận biết cảm ứng. Vì vậy, việc nghiên cứu cải tiến khó khăn so với kiến thức, lý thuyết đã học của các em.

Bắt tay vào nghiên cứu cải tiến máy ATM đa năng với sự hỗ trợ tâm huyết của cô giáo Nguyễn Thị Mai, nữ sinh Võ Lê Xuân Thùy và Hồ Nguyễn Minh Thư được tiếp thêm lửa đam mê. Tìm kiếm tài liệu khoa học, thiết bị điện tử, thử nghiệm qua nhiều lần hư hỏng, các em vẫn không ngừng nỗ lực.

Sau ba tháng nghiên cứu, thực nghiệm máy ATM đa năng 4 trong 1 hoàn thành với các ưu điểm vượt trội như: Cấp phát cùng lúc nhiều nhu yếu phẩm, công nghệ không tiếp xúc trực tiếp an toàn, hiệu quả hơn. Ðồng thời, chi phí sản xuất thiết bị này chỉ 6 đến 7 triệu đồng.

Kết quả của sáng tạo, cải tiến thành công ATM đa năng, hai nữ sinh Võ Lê Xuân Thùy và Hồ Nguyễn Minh Thư đã nhận được Bằng khen của Bộ Giáo dục và Ðào tạo về thành tích xuất sắc trong việc chế tạo ATM đa năng, hỗ trợ hiệu quả công tác phòng, chống dịch Coivd-19.

Thầy Ðinh Duy Quang vui mừng cho biết: Nhờ sự hiệu quả và ưu thế vượt trội của máy ATM 4 trong 1, hiện đã có đơn vị đặt hàng ba máy ATM đa năng để đưa về Hà Nội, Hải Dương phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Ðây thật sự là niềm vui, lan tỏa tinh thần đồng hành cùng nhau vượt qua đại dịch, đồng thời khích lệ tinh thần học, đam mê nghiên cứu của học sinh nhà trường. 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ba cô trò ở Quảng Ngãi chế tạo máy đa năng phòng, chống dịch Covid-19