Các nhà ngoại giao cho biết, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 49, các nước Đông Nam Á vẫn chưa đạt được nhất trí trong lập trường về vấn đề Biển Đông khi Campuchia vẫn giữ nguyên yêu cầu không đề cập đến phán quyết của Tòa Trọng tài trong tuyên bố chung, theo ChannelNewsAsia của Singapore.

ASEAN bế tắc về vấn đề Biển Đông do lập trường của Campuchia

Cẩm Bình | 25/07/2016, 05:30

Các nhà ngoại giao cho biết, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 49, các nước Đông Nam Á vẫn chưa đạt được nhất trí trong lập trường về vấn đề Biển Đông khi Campuchia vẫn giữ nguyên yêu cầu không đề cập đến phán quyết của Tòa Trọng tài trong tuyên bố chung, theo ChannelNewsAsia của Singapore.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 49 (AMM 49) là lần đầu tiên Bộ trưởng Ngoại giao của 10 nước ASEAN gặp gỡ nhau sau khi Tòa Trọng tàiđưa ra phán quyết có lợi cho Philippines trong tranh chấp hàng hải vào ngày 12.7

Trong phán quyết, tòađã tuyên bố bác bỏ cơ sở pháp lý của yêu sách “đường chín đoạn” mà Trung Quốc đưa ra.

Sau phán quyết, Trung Quốc đã mô tả vụ kiện là một trò hề, và phán quyết sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp.

Các quan chức ASEAN cho biết, cả Philippines và Việt Nam đều muốn tuyên bố chung của các bộ trưởng Ngoại giao sẽ đề cập đến phán quyết trọng tài và sự cần thiết phảitôn trọng luật pháp quốc tế.

Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN đã thảo luận về phán quyết trọng tài trong cuộc họp kín ngày 24.7.Nhưng vì Campuchia (nước được xem là đồng minh của Trung Quốc) vẫn phản đối đề cập đến phán quyết nên việc đưa ra một tuyên bố chung đã thất bại.

Theo nguyên tắc đồng thuận của ASEAN, nếu một nước thành viên không đồng ý với tuyên bố, thì tổ chức không thể thông qua tuyên bố này.

Campuchia vẫn luôn ủng hộ lập trường của Trung Quốc, giải quyết tranh chấp bằng đàm phán song phương với từng nước có tranh chấp thay vì đàm phán đa phương với cả ASEAN.

Lần bế tắc đầu tiên kể từ năm 2012

Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhon từ chối bình luận về quan điểm của nước này trong cuộc họp.

Mặc dù đã làm việc đến tối muộn ngày 23.7 và tiếp tục thảo luận vào ngày 24.7, nhưng Bộ trưởng Ngoại giao các nước vẫn không thể đạt được đồng thuận.

Và hiện ASEAN đang phải đối mặt với nguy cơ lần thứ 2 trong lịch sử 49 năm hoạt động, tổ chức không thể đưa ra tuyên bố chung.

Lần thứ nhất là vào năm 2012, cũng với sự phản đối của Campuchia, ASEAN đã thất bại trong việc đưa ra một tuyên bố chung về vấn đề Biển Đông.

Một quan chức Indonesia trong Ban thư ký ASEAN cho biết, “chúng tôi đã cố gắng để giải quyết. Nhưng câu chuyện cũ đã lặp lại, y như cuộc họp năm 2012”.

Một quan chức ASEAN khác cho biết ASEAN sẽ làm việc tới ngày 26.7 với hy vọng sẽ đạt được đồng thuận.

Trong hai ngày tới, Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN sẽ gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry.

Ông Vương Nghị trong ngày 24.7 đã có các cuộc gặp song phương nhưng từ chối trả lời phỏng vấn với phóng viên.

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Fumiko Kishida dự kiến cũng sẽ đến Lào. Hiện vẫn chưa biết liệu ông Kishida có gặp ông Vương hay không, nhưng phía Trung Quốc đã tỏ ý giận dữ khi ông Kishida cho biết ông sẽ đề cập đến vấn đề tranh chấp trên biển với người đồng cấp phía Trung Quốc.

Phía Mỹ đã từng lên tiếng kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết trọng tài. Chính quyền Washington cũng chỉ trích việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo và các cơ sở trái phép trên biển.

Ông John Kerry dự kiến sẽ kêu gọi ASEAN dùng các giải pháp hòa bình để giảm bớt căng thẳng trên Biển Đông.

Phía các phương tiên truyền thông Trung Quốc cũng đã kêu gọi “kiểm soát thiệt hại” trong AMM 49. Trong một bài viết đăng vào ngày 24.7, trang tin Tân Hoa Xã (Trung Quốc) đánh giá rằng phán quyết trọng tài đã “thổi bay sự hòa bình và ổn định khu vực, làm tăng căng thẳng và bất ổn”.

Cẩm Bình (theo channelnewsasia.com)
Bài liên quan
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam sẽ là cửa ngõ kết nối các doanh nghiệp Peru với thị trường ASEAN
Trưa 14.11 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Lima, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024, Chủ tịch nước Lương Cường đã có buổi tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp tiêu biểu Peru. Đây đều là doanh nghiệp lớn của Peru trong các lĩnh vực khai khoáng, năng lượng, đầu tư cảng biển, dịch vụ tài chính, quản lý quỹ tương hỗ, điện và bảo hiểm...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
ASEAN bế tắc về vấn đề Biển Đông do lập trường của Campuchia