Đội ngũ tim mạch can thiệp thuộc Trung tâm Tim mạch (Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ) đã triển khai áp dụng thành công kỹ thuật khoan mảng vữa (Rotablator) điều trị thành công cho 1 bệnh nhân tổn thương hẹp bị vôi hóa nặng ở động mạch vành phải.

Áp dụng thành công kỹ thuật khoan mảng vữa nông động mạch vành đầu tiên ở ĐBSCL

Phạm Phong | 13/08/2019, 10:29

Đội ngũ tim mạch can thiệp thuộc Trung tâm Tim mạch (Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ) đã triển khai áp dụng thành công kỹ thuật khoan mảng vữa (Rotablator) điều trị thành công cho 1 bệnh nhân tổn thương hẹp bị vôi hóa nặng ở động mạch vành phải.

Bệnh nhân là Tăng Phước Đảm (70 tuổi, ngụ Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) được người nhà đưa đến bệnh viện trong tình trạng đau ngực sau xương ức, cảm giác như bị đè nặng, bóp nghẹt khoảng 10-15 phút, tăng lên khi gắng sức, mệt, khó thở nhiều.

Sau khi kiểm tra, bác sĩ cho biết bệnh nhân bị hẹp động mạch vành phải từ 80-95% vôi hóa nặng lan tỏa từ đoạn gần đến đoạn xa, lại thêm tuổi cao và các bệnh nội khoa kết hợp như: nhồi máu cơ tim cũ, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường không phụ thuộc insulin, rất khó để thực hiện đặt stent thường quy. Các bác sĩ phải đặt máy tạo nhịp tạm thời trong buồng thất phải nhằm hỗ trợ nhịp tim ổn định để thực hiện can thiệp sang thương động mạch vành phải (RCA).

Kỹ thuật can thiệp sang thương RCA là dùng 1 đầu mũi khoan có cấu tạo đặc biệt bằng kim cương rất nhỏ kích thước 1,25mm đưa vào lòng mạch vành, đến vị trí vôi hóa khoan với vận tốc 170.000 - 180.000 vòng/phút, trong vòng 25 lần, mỗi lần khoảng 20 giây. Kỹ thuậtkhoan và đặt stent thực hiện thành công sau 4 giờ do ThS-BSTrần Văn Triệu, BSCK1Nguyễn Văn Nhiệm, BSNguyễn Huỳnh Minh Thông (khoa Tim mạch can thiệp), với sự hỗ trợ về mặt chuyên môn của GS-TS Võ Thành Nhân - Chủ tịch Hội Tim mạch can thiệp TP.HCM.

Hiện bệnh nhân tiếp xúc tốt, nhịp tim đều, dấu hiệu sinh tồn ổn định, hết đau ngực, dự kiến xuất viện vào ngày hôm nay13.8. Bác sĩ Triệu cho biết: Đây là kỹ thuật chuyên sâu được thực hiện lần đầu tiên tại ĐBSCL. Một số trường hợp bệnh nhân có nhiều bệnh nội khoa kết hợp như: tăng huyết áp, rối loạn lipit máu, đái tháo đường… động mạch vành sẽbị vôi hóa nặng là một trong những trường hợp khó đặt stent, thủ thuật viên không thể đưa dụng cụ qua được sang thương để tái thông lòng mạch.

Việc ứng dụng kỹ thuật Rotablator trong can thiệp tim mạch sẽ làm tăng khả năng can thiệp cho các tổn thương vôi hóa nặng nề mà kỹ thuật can thiệp thông thường không thành công và giúp tiết kiệm được nhiều thời gian,chi phí điều trị. Lợi ích của việc ứng dụng kỹthuật Rotablator là tạo điều kiện thuận lợi để nong mạch và đảm bảo tỷlệ đặt stent thành công cao nhất.

Phong Phạm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Áp dụng thành công kỹ thuật khoan mảng vữa nông động mạch vành đầu tiên ở ĐBSCL