Lễ hội văn hóa Việt – Nhật lần thứ 9 sẽ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc phong phú, đa dạng của Việt Nam và Nhật Bản, là cơ hội để thắt chặt hơn nữa tinh thần hữu nghị giữa hai quốc gia.
Văn hóa

Áo dài học đường sẽ xuất hiện trong Lễ hội Việt – Nhật lần thứ 9

Hồ Quang 17:25 29/02/2024

Lễ hội văn hóa Việt – Nhật lần thứ 9 sẽ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc phong phú, đa dạng của Việt Nam và Nhật Bản, là cơ hội để thắt chặt hơn nữa tinh thần hữu nghị giữa hai quốc gia.

Chiều 29.2, Ban tổ chức Lễ hội Việt - Nhật lần thứ 9 cho biết lễ hội lần thứ 9 này sẽ chính thức diễn ra tại TP.HCM từ ngày 9 - 10.3 với nhiều hoạt động gồm: giao lưu thương mại, ẩm thực và du lịch; quảng bá sản phẩm Việt Nam – Nhật Bản và chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật Việt Nam và Nhật Bản; hội thảo và hội đàm thương mại xúc tiến du lịch Nhật Bản tại Việt Nam…

ao-dai-hoc-duong-se-xuat-hien-tai-le-hoi-vet-nhat-lan-thu-9-hinh-anh.png
Ông Trần Phước Anh - Giám đốc Sở Ngoại vụ TP.HCM thông tin về Lễ hội Việt - Nhật lần thứ 9 - Ảnh: PV

Đặc biệt, tại Lễ hội Việt – Nhật lần này có 12 gian hàng để giới thiệu các nét văn hóa độc đáo của Việt Nam như: áo dài học đường; biểu diễn nhạc cụ dân tộc; biểu diễn văn nghệ truyền thống của Việt Nam…

Bà Huỳnh Ngọc Vân, Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản, cho biết có lẽ chỉ có Việt Nam mới có trang phục dân tộc trở thành đồng phục của nữ sinh trong hàng trăm năm qua. Đồng phục đó đã tham gia nhiều hoạt động của học đường, trong đó có hoạt động biểu tình để đấu tranh đòi hỏi quyền độc lập, tự do cho đất nước.

“Đây là điều rất đáng quý của áo dài học đường Việt Nam. Tiết mục này sẽ do sinh viên trường Đại học Văn Hóa trình diễn. Ngoài ra, trong chương trình còn có hòa tấu nhạc dân tộc Việt Nam với sự tham gia của Hội di sản văn hóa TP.HCM do các nghệ sĩ nổi tiếng thực hiện”, bà Vân nói.

Trong các gian hàng có hoạt động trưng bày và hoạt động tương tác. Trong đó, hoạt động trưng bày sẽ có trưng bày những hình ảnh của Hội hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản trong những năm qua; trưng bày áo dài tranh khắc gỗ Nhật Bản; trưng bày thơ Haiku…

Đối với các hoạt động tương tác sẽ có trình diễn trà đạo Nhật Bản; giao lưu gấp giấy Origami Nhật Bản và cắt lá dừa nước của Việt Nam; trải nghiệm mặc áo dài Việt Nam và trang phục Kimono Nhật Bản… Sinh viên các trường đại học sẽ luân phiên thực hiện các trò chơi gian của Việt Nam, Nhật Bản.

Ông Trần Phước Anh - Giám đốc Sở Ngoại vụ TP.HCM cho biết Nhật Bản hiện là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, đứng thứ 2 về hợp tác lao động, đứng thứ 3 về hợp tác đầu tư và du lịch, đứng thứ 4 về hợp tác thương mại. Kim ngạch thương mại song phương trong năm 2023 đạt hơn 40 tỉ USD, trong đó nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt gần 20 tỉ USD. Với 1.657 dự án, có tổng vốn đầu tư hơn 5,7 tỉ USD, Nhật Bản hiện là nhà đầu tư đứng thứ 3 có vốn đầu tư nước ngoài tại TP.HCM, tính đến cuối năm 2023.

Bài liên quan
Tháng giêng, du khách nô nức đổ về Tây Ninh dự loạt lễ hội lớn tại núi Bà Đen và Tòa Thánh
Với hàng loạt lễ hội lớn và đặc sắc như Hội xuân Di Lặc, Hội xuân núi Bà Đen và Lễ vía Đức Chí Tôn tại Tòa Thánh đạo Cao Đài diễn ra trong tháng giêng, Tây Ninh đang là điểm đến hành hương số 1 tại Việt Nam hiện nay.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Áo dài học đường sẽ xuất hiện trong Lễ hội Việt – Nhật lần thứ 9