Ngày 16.8, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh ám chỉ khả năng nước này suy nghĩ lại về học thuyết không tấn công phủ đầu bằng hạt nhân (No First Use - quốc gia hạt nhân cam kết không dùng vũ khí hạt nhân như phương tiện chiến tranh trừ phi phía kẻ địch dùng vũ khí hạt nhân tấn công trước).

Ấn Độ xét lại học thuyết hạt nhân?

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 17/08/2019, 12:41

Ngày 16.8, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh ám chỉ khả năng nước này suy nghĩ lại về học thuyết không tấn công phủ đầu bằng hạt nhân (No First Use - quốc gia hạt nhân cam kết không dùng vũ khí hạt nhân như phương tiện chiến tranh trừ phi phía kẻ địch dùng vũ khí hạt nhân tấn công trước).

Bộ trưởng Singh khẳng định Ấn Độ cam kết thực hiện và hiện vẫn tuân chủ chặt chẽ học thuyết, nhưng ông nói thêm rằng những gì xảy ra trong tương lai phải dựa trên hoàn cảnh cụ thể.

Phía Bộ Quốc phòng Ấn Độ không đưa ra bình luận gì. Trong khi đó Bộ Ngoại giaonhấn mạnh Bộ trưởng Singh biết rõ những phát ngôn của chính mình.

Phát ngôn trên được đưa ra khi quan hệ giữa Ấn Độ với láng giềng Pakistan (cũng sở hữu vũ khí hạt nhân) đang căng thẳng. Giới chức New Delhi vừa quyết định thu hồi quy chế tự trị cho Kashmir – khu vực hai nước còn tranh chấp.

Kashmir được chia thành hai phần do Ấn Độ và Pakistan quản lý, tuy nhiên hai nước đều nhận chủ quyền đối với toàn bộ vùng lãnh thổ này. Giao tranh vẫn thường xảy ra ở ranh giới phân chia bất chấp thỏa thuận ngừng bắn năm 2003.

Thời gian gần đây tình hình an ninh Kashmir bất ngờ xấu đi, buộc Ấn Độ phải tăng cường kiểm soát.

Ấn Độ tuyên bố áp dụng chính sách không sử dụng tấn công phủ đầu bằng hạt nhân vào năm 1998. Pakistan chưa hề tuyên bố tuân thủ chính sách này.

Cẩm Bình (theo Straits Times)
Bài liên quan
Foxconn bỏ tiêu chí hôn nhân, giới tính trong tuyển dụng công nhân ở Ấn Độ
Theo Reuters, Foxconn - nhà cung cấp hàng đầu của Apple - đã bỏ tiêu chí về độ tuổi, giới tính, hôn nhân, thậm chí cả tên của tập đoàn Đài Loan này ra khỏi tin tuyển dụng công nhân lắp ráp iPhone tại Ấn Độ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ấn Độ xét lại học thuyết hạt nhân?