Triển vọng về một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang gợi lên cảnh báo về những nguy cơ có thể xảy đến với nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, Ấn Độ sẽ là một trường hợp ngoại lệ.

Ấn Độ sẽ là kẻ chiến thắng nếu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung xảy ra?

Nhàn Đàm | 08/04/2017, 11:26

Triển vọng về một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang gợi lên cảnh báo về những nguy cơ có thể xảy đến với nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, Ấn Độ sẽ là một trường hợp ngoại lệ.

Triển vọng về một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang gợi lên cảnh báo về những nguy cơ có thể xảy đến với nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, Ấn Độ sẽ là một trường hợp ngoại lệ.

Các quan chức cao cấp trong chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết nước này có thể hưởng lợi đáng kể từ tình trạng gia tăng căng thẳng thương mại toàn cầu hiện nay. Ông Seshadri Chari, một thành viên của đảng Nhân dân (Bharatiya Janata) của thủ tướng Modi, cho biết nếu tổng thống Mỹ Donald Trump thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc và đồng nghĩa với một sự trả đũa từ phía Bắc Kinh, khi đó thị trường khổng lồ của Ấn Độ sẽ trở nên quan trọng và hấp dẫn hơn rất nhiều đối với cả hàng hóa xuất khẩu lẫn các doanh nghiệp từ cả phía Mỹ lẫn Trung Quốc.

Điều này càng trở nên quan trọng hơn khi Bắc Kinh vẫn đặt mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng GDP và ổn định chính trị: Nó sẽ giúp Ấn Độ chặn đứng được sự xâm nhập và gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Nam Á, kể cả ở Pakistan.

Ông Seshadri Chari cho biết: “Khả năng sản xuất lớn của Trung Quốc hiện nay đồng nghĩa với nhu cầu cần có một thị trường khổng lồ, và khả năng Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất cho hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc như những năm qua thì dường như đang ngày càng thấp hơn. Trung Quốc hiện tại phải đối mặt với nguy cơ tan rã nền kinh tếvà đó cũng là một vấn đề chính trị lớn đối với chủ tịch Tập Cận Bình. Trung Quốc sẽ cần một thị trường lớn ở châu Á để hóa giải nguy cơvà chúng tôi lại là thị trường lớn nhất”.

Trung Quốc và Mỹ dù hiện tại cho biết cả hai nước đều muốn tránh kịch bản một cuộc chiến thương mại toàn diện, tuy nhiên khi áp lực gia tăng với tổng thống Donald Trump trong cuộc gặp với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Florida vừa quathì nguy cơ mâu thuẫn về thương mại lại một lần nữa bùng phát.

Tại khu vực Nam Á, những thay đổi về chính sách của Mỹ thường là theo hướng có lợi cho New Delhi, đặc biệt là trong trường hợp Washington quyết định thiết lập các biện pháp bảo hộ chống lại các doanh nghiệp Trung Quốc. Điều này thậm chí có thể bao gồm cả việc Mỹ sẽ cắt giảm viện trợ cho nước láng giềng của Ấn Độ là Pakistan.

Yashwant Sinha, một quan chức cao cấp trong đảng Nhân dân của thủ tướng Modi đồng thời là cựu Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Tài chính trong nội các của những chính phủ trước, cho biết nếu quan hệ thương mại Mỹ-Trung trở nên căng thẳng thì Ấn Độ không phải là nước duy nhất hưởng lợi từ điều đó. Tuy nhiên, thị trường khổng lồ của nước này sẽ đảm bảo rằng Ấn Độ sẽ là nước hưởng lợi lớn nhất.

Ông Sinha cho biết: “Tiềm năng thị trường tiêu thụ của chúng tôi là rất lớn, lớn hơn tổng dân số của nhiều nước cộng lại. Ưu thế về độ lớn thị trường của Ấn Độ là điều quá rõ ràng, và chúng tôi không cần phải quảng cáo thêm về điều đó. Nó sẽ trở thành đòn bẩy lớn nhất của Ấn Độ, cho phép chúng tôi đòi hỏi những nhượng bộ lớn từ các đối tác để đổi lấy quyền gia nhập thị trường”.

Tuy nhiên, vẫn có những rủi ro tiềm ẩn đối với Ấn Độ nếu Mỹ và Trung Quốc kiềm chế các tranh chấp thương mại giữa hai nước. Và thậm chí, Ấn Độ có thể lọt vào danh sách các nước thuộc diện điều tra từ phía Mỹ do những lo ngại của tổng thống Trump về thặng dư thương mại lớn của nước này với Mỹ, chủ yếu là trong lĩnh vực công nghệ thông tin và xuất khẩu phần mềm vốn là một trong những ngành kinh tế chủ chốt của New Delhi. Chuyên gia thuộc quỹ nghiên cứu Observer có trụ sở ở Delhi, ông Ashok Malik, cho biết: “Sự gia tăng bảo hộ thương mại của Mỹ sẽ làm tổn thương Trung Quốc nhiều hơn là với Ấn Độ. Nó cũng có thể khiến Trung Quốc xích lại gần Ấn Độ hơn do Bắc Kinh cần một thị trường khổng lồ cho hàng hóa xuất khẩu của mình, Mỹ cũng sẽ có nhu cầu tương tự cho hàng hóa xuất khẩu của mình đặc biệt là với các tập đoàn và doanh nghiệp nước này đang hoạt động ở Trung Quốc thời điểm hiện tại, nhưng sẽ thấp hơn so với Trung Quốc. Tuy nhiên vẫn sẽ có những tác động kinh tế hỗn hợp, trong đó sẽ có những tác động xấu với kinh tế Ấn Độ và cả một số nước khác nếu một cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung xảy ra”.

Ngoài các tác động tiêu cực về kinh tế có thể xảy ra với Ấn Độ, thì một sự căng thẳng thương mại Mỹ-Trung cũng có thể đem đến những tác động xấu về chính trị và chiến lược. Trung Quốc trong nỗ lực tìm giải pháp giảm nhẹ tác động từ sự bảo hộ thương mại của Mỹ có thể sẽ tăng cường đầu tư vào nước láng giềng của Ấn Độ là Pakistan. Con số 55 tỉ USD mới đây mà Bắc Kinh đầu tư vào dự án Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) là một ví dụ điển hình. Trung Quốc hiện cũng đang tài trợ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng ở vùng Kashmir phần do Pakistan quản lý.

Các quan chức lãnh đạo cấp cao trong đảng Nhân dân của thủ tướng Modi như Chari cũng đang có ý định sẽ tận dụng sự bất hòa thương mại Mỹ-Trung như một biện pháp gây sức ép lên Bắc Kinh trong vấn đề Pakistan. Ông Chari tuyên bố: “Nếu Trung Quốc muốn làm tổn thương lợi ích của Ấn Độ bằng cách đầu tư vào CPEC, thì chúng ta cũng sẽ làm tổn thương lợi ích kinh tế của Trung Quốc. Ở thời điểm hiện tại Ấn Độ đang có nhiều ưu thế hơn so với Trung Quốc, khi Trung Quốc đang dần mất thị trường nhập khẩu khổng lồ của Mỹ với tốc độ rất nhanh”.

Ngoài ra, dù kết quả mâu thuẫn thương mại Mỹ-Trung có ra sao đi nữa, thì Ấn Độ vẫn sẽ hưởng lợi ích nhất định. Shashi Tharoor, chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Quốc hội Ấn Độ, cho biết: “Nếu Mỹ và Trung Quốc mâu thuẫn với nhau, Mỹ sẽ quay trở lại với chính sách ủng hộ Ấn Độ trong bức tranh địa chính trị và chiến lược ở châu Á. Điều này cũng sẽ đem đến cho Ấn Độ sự đầu tư từ các doanh nghiệp Mỹ, và tương tự như thế là từ phía Trung Quốc do nước này cũng đang rất cần thị trường thay thế cho hàng hóa xuất khẩu của mình”.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ấn Độ sẽ là kẻ chiến thắng nếu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung xảy ra?