Ở quận 1 có nhiều hộ kinh doanh ăn uống cực lớn như một tiệm chủ yếu bán bánh mì và bánh Trung thu mỗi tháng nộp 300-350 triệu đồng tiền thuế... nhưng họ đều e ngại chuyển sang doanh nghiệp.

Tiệm bánh mì nộp thuế 300 triệu không muốn lên công ty

PLO | 06/04/2017, 11:38

Ở quận 1 có nhiều hộ kinh doanh ăn uống cực lớn như một tiệm chủ yếu bán bánh mì và bánh Trung thu mỗi tháng nộp 300-350 triệu đồng tiền thuế... nhưng họ đều e ngại chuyển sang doanh nghiệp.

TP.HCM đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 500.000 doanh nghiệp. Có rất nhiều ý kiến băn khoăn về mục tiêu này của thành phố.

Muốn có thêm nửa triệu doanh nghiệp

Ngày 5.4, UBND TP.HCM đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch phát triển 60.000 doanh nghiệptrong năm nay và 500.000 doanh nghiệptrong 3 năm tới. Ngay trong năm nay mỗi quận, huyện sẽ phải vận động một số lượng lớn hộ kinh doanh hiện hữu lên thành doanh nghiệp.

Trong đó nhiều nhất là quận 1 với chỉ tiêu trên 2.300 hộ lên doanh nghiệp; quận Bình Tân 1.700 hộ; quận 7 trên 1.500 hộ... Thấp nhất là huyện Nhà Bè với chỉ tiêu 200 hộ lên doanh nghiệp.

Tuy nhiên, ông Lưu Trung Hòa Phó Chủ tịch UBND quận 1, nêu thực tế người dân trong cả nước kể cả ở nước ngoài cũng đến địa bàn quận để kinh doanh. Quận 1 hiện có khoảng 26.000 hộ kinh doanh, trong khi chỉ tiêu của quận là vận động trên 2.000 hộ chuyển đổi thành doanh nghiệpngay trong năm nay.

Thế nhưng trong 6 tháng qua, cả quận mới chỉ có... 8 hộ chuyển đổi thành doanh nghiệp. Nhiều hộ kinh doanh không muốn chuyển sang doanh nghiệp để tránh thủ tục rườm rà, không muốn khai thuế hằng tháng...

Phòng Kinh tế của quận này đã rà soát 1.000 hộ kinh doanh có doanh thu trên 2 tỉ đồng/năm. Trong đó có trên 400 hộ có số thuế trên 100 triệu đồng/năm chủ yếu thuộc ngành ăn uống, bán máy tính, rượu bia, điện thoại, điện tử. Đa số hộ này bán tại nhà hoặc chợ Bến Thành và chợ Dân Sinh.

“Năm ngoái, quận phát triển thêm trên 3.000 doanh nghiệp. Đây là sự phát triển tự nhiên, bà con có nhu cầu lập doanh nghiệp. Nếu tuyên truyền không khéo bà con lại sợ lên doanh nghiệp thì sẽ khó khăn hơn” - ông Hòa nói.

Ông Lê Duy Minh, Phó Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM, cho hay ở quận 1 có nhiều hộ kinh doanh ăn uống cực lớn. Ví dụ một tiệm chủ yếu bán bánh mì và bánh Trung thu, mỗi tháng nộp 300-350 triệu đồng tiền thuế; một tiệm hủ tíu đông khách nộp thuế 30-40 triệu đồng/tháng; một số quán cà phê lớn với số thuế từ vài chục triệu đồng đến cả trăm triệu đồng/tháng. Có điều các hộ kinh doanh ăn uống này e ngại chuyển sang doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về thuế.

“Thực tế với ngành hàng ăn uống, cơ quan thuế có rất nhiều hỗ trợ để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, thủ tục thuế thuận lợi hơn. Ví dụ nếu chuyển lên doanh nghiệp, hộ kinh doanh được miễn phí lắp đặt, cài đặt phần mềm kế toán trong đó có sẵn menu các món, cài đặt giá… Chỉ cần nhấn nút thu tiền là kết hợp làm thao tác kế toán luôn. Từ đó bản thân doanh nghiệp có thể quản lý tốt doanh thu của mình, nộp thuế thuận lợi” - ông Minh nói.

Không ép để đạt chỉ tiêu

Theo kế hoạch của UBND TP.HCM, mọi lệ phí liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp của hộ kinh doanh, các giấy phép kinh doanh (như giấy chứng nhận an toàn thực phẩm...) có liên quan sẽ được TP hỗ trợ.

Mặt khác, hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động cũng được giải quyết trong vòng hai ngày. Các đại lý thuế sẽ miễn phí một năm đầu khi làm thủ tục thuế cho các hộ kinh doanh chuyển đổi.

Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, cho rằng trong quý 1/2017, TP có gần 8.000 doanh nghiệp mới thành lập, tăng 14% so với cùng kỳ với số vốn gần 100.000 tỉ đồng. Điều này cho thấy người dân có nhu cầu thành lập doanh nghiệp. Do đó chỉ tiêu chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp là có căn cứ.

“Phải tạo điều kiện chuyển đổi những hộ kinh doanh trong số 281.000 hộ cá thể hiện nay thành doanh nghiệp, có lộ trình. TP sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho bà con chuyển đổi chứ không ép, không làm khó bà con để đạt mục đích” - ông Liêm nhấn mạnh.

Ông Liêm cũng yêu cầu các quận, huyện, sở, ngành cụ thể hóa các nội dung, có kế hoạch vận động, hỗ trợ cụ thể để đạt hiệu quả cao nhất. Ông cam kết: “TP sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển nhanh, hiệu quả và đặc biệt là phải bền vững; không tạo tâm lý hoang mang, lo lắng cho bà con trong việc chuyển đổi”.

Lo 1 cửa hàng có 1 giám đốc, 2 phó giám đốc

Nhiều hộ kinh doanh cá thể cho hay nguyên nhân chính khiến họ không muốn lêndoanh nghiệplà do thủ tục còn rườm rà, phức tạp. Khi lêndoanh nghiệpcần phải có một bộ máy quản lý chuyên nghiệp hơn như giám đốc, kế toán, thủ quỹ. Ngoài ra,doanh nghiệpcòn có thể bị thanh tra, kiểm tra...

Anh Tý, chủ một cửa hàng điện máy ở khu vực Bàu Cát, quận Tân Bình, nói: Lâu này cửa hàng của anh hoạt động theo hình thức thuế khoán và chỉ có ba người thay nhau buôn bán kinh doanh. Nếu bị buộc chuyển đổi lêndoanh nghiệpsẽ phải thực hiện chế độ kê khai, phải có nhân sự kế toán, phải nộp thuế theo hình thức kê khai rất phức tạp.

“Nếu lêndoanh nghiệp, tôi trở thành ông giám đốc và hai người giúp việc trở thành phó giám đốc. Một cửa hàng mà có một giám đốc, hai phó giám đốc thì thật kỳ cục” - anh Tý nói.

Quận Bình Tân cho hay đã tiếp xúc với các hộ kinh doanh vận động và hỗ trợ lêndoanh nghiệp. Song đến nay chỉ có 25 hộ đã và đang chuyển thànhdoanh nghiệp, còn trên 100 hộ từ chối.

Quỳnh Như/PLO
Bài liên quan
Tiệm bánh mì Việt Nam nổi tiếng tại Singapore
Một tiệm bánh mì Việt tại khu dân cư Choa Chu Kang của Singapore đã tạo nên tiếng vang trên mạng xã hội thời gian gần đây.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiệm bánh mì nộp thuế 300 triệu không muốn lên công ty