Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc hiện đang bị khóa chặt vào cuộc đối đầu âm thầm bất chấp đại dịch COVID-19, trong bối cảnh Bắc Kinh đang mở rộng ảnh hưởng chính trị tại các quốc đảo ở Ấn Độ Dương, khiến New Delhi quan ngại.

Ấn Độ lo ngại Trung Quốc xây đảo nhân tạo tại Ấn Độ Dương như ở Biển Đông

14/05/2020, 18:13

Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc hiện đang bị khóa chặt vào cuộc đối đầu âm thầm bất chấp đại dịch COVID-19, trong bối cảnh Bắc Kinh đang mở rộng ảnh hưởng chính trị tại các quốc đảo ở Ấn Độ Dương, khiến New Delhi quan ngại.

Hai ảnh vệ tinh chụp đảo Feydhoo Finolhu vào tháng 1.2018 và 2.2020 - Ảnh: Twitter

Theo Sputnik, trong một diễn biến có thể làm ảnh hưởng quan hệ Ấn - Trung, những hình ảnh vệ tinh mới nhất về hòn đảo Feydhoo Finolhu ở Ấn Độ Dương đang được bồi đắp đã gây ra những lo ngại nghiêm trọng đối với New Delhi.

Một bức ảnh vệ tinh chụp vào tháng 1.2018 cho thấy quy mô ban đầu của hòn đảo vào khoảng 38.000m2. Tuy nhiên, một bức ảnh khác chụp vào tháng 2 năm nay cho thấy diện tích hòn đảo tăng lên 100.000m2 do sự bồi đắp của Trung Quốc sau khi tiến hành phá hủy các rạn san hô.

Được biết, đảo Feydhoo Finolhu, cách Ấn Độ 600km và nằm gần sân bay Male, đã được Maldives cho một công ty của Trung Quốc thuê 50 năm với giá 4 triệu USD vào tháng 12.2016. Chuyên gia địa chính trị Hans Kristensen đã chỉ trích dự án trên vì lý do môi trường, đồng thời cáo buộc Trung Quốc có thể phá hủy bãi san hô trong nỗ lực cố gắng bồi đắp khu vực.

Trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai - Con đường nhằm gia tăng sự hiện ở khu vực Ấn Độ Dương, Trung Quốc đã nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng tại các quốc gia Đông Nam Á.

Ở Biển Đông, Bắc Kinh đã xây dựng và bồi đắp trái phép 7 hòn đảo nhân tạo sau khi phá hủy rạn san hô ở quần đảo Trường Sa. Đã mất một lượng lớn cát và rạn san hô trong nỗ lực mở rộng 1.300ha diện tích các đảo. Bộ Quốc phòng Trung Quốc năm 2018 ngang nhiên cho rằng nước này “có quyền" triển khai các khí tài quân sự đến các căn cứ ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam vốn đã bị Bắc Kinh chiếm đóng trái phép.

Trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai - Con đường nhằm gia tăng sự hiện ở khu vực Ấn Độ Dương, Trung Quốc cũng đang nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng tại các quốc gia Đông Nam Á. Giống như hòn đảo Feydhoo Finolhu ở Maldives, Bắc Kinh cũng đã tham gia vào các dự án hạ tầng quan trọng tại Myanmar, như khu công nghiệp và cảng nước sâu Kyaukphyu ở thành phố New Yangon và đặc khu kinh tế biên giới Trung Quốc - Myanmar.

Với sự tăng cường các hoạt động của các tàu Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương trong vài tháng qua, các chuyên gia nhận định rằng các động thái này là một phần trong chiến lược nhằm mở rộng sự hiện diện hải quân Trung Quốc trên khắp khu vực Ấn Độ Dương bằng cách xây dựng hạ tầng dân sự trên biển tại một số quốc gia thân Bắc Kinh.

Theo một tuyên bố chung được đưa ra sau phiên Đối thoại an ninh 2+2 diễn ra tại thủ đô New Delhi cuối năm ngoái, các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Nhật - Ấn đã chia sẻ tầm nhìn về "một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cởi mở và tự do dựa trên luật lệ", đồng thời gửi một thông điệp “chỉ trích gián tiếp" nhằm vào những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông và Biển Hoa Đông cũng như sự tăng cường hiện diện quân sự của Bắc Kinh ở Ấn Độ Dương.

Các quan chức cũng kêu gọi cùng nhau hành động để "bảo đảm các quy tắc về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ được thực thi" nhằm đối phó lại với mục đích quân sự hóa Trung Quốc về các tiền đồn tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông và việc Bắc Kinh cố gắng làm suy yếu sự kiểm soát của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) ở biển Hoa Đông.

Trang Nhung (theo Sputnik)

Bài liên quan
Nhà đàm phán thương mại hàng đầu Trung Quốc gặp Nvidia khi rộ tin Mỹ sắp trừng phạt thêm 200 công ty chip
Nhà đàm phán thương mại hàng đầu Trung Quốc đã gặp người đứng đầu bộ phận kinh doanh toàn cầu của Nvidia hôm 25.11, trước khi Mỹ dự kiến ​​sẽ gia tăng các hạn chế với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, có thể diễn ra sớm nhất là trong tuần này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ấn Độ lo ngại Trung Quốc xây đảo nhân tạo tại Ấn Độ Dương như ở Biển Đông