Hôm 20.5, các quan chức cho biết Ấn Độ đã ra lệnh giám sát chặt chẽ hơn một căn bệnh nấm hiếm gặp với bệnh nhân COVID-19, gây áp lực lên các bệnh viện đang phải vật lộn với số lượng ca nhiễm coronavirus mới hàng ngày cao nhất thế giới.

Ấn Độ chống chọi bệnh ‘nấm đen’ tấn công nhiều người mắc COVID-19

Nhân Hoàng | 20/05/2021, 19:31

Hôm 20.5, các quan chức cho biết Ấn Độ đã ra lệnh giám sát chặt chẽ hơn một căn bệnh nấm hiếm gặp với bệnh nhân COVID-19, gây áp lực lên các bệnh viện đang phải vật lộn với số lượng ca nhiễm coronavirus mới hàng ngày cao nhất thế giới.

Mucormycosis (hay còn gọi là nấm đen) thường lây nhiễm cho những người có hệ thống miễn dịch bị tổn hại, khiến mũi bị thâm đen hoặc đổi màu, mờ hoặc nhìn đôi, đau ngực, khó thở và ho ra máu.

Các bác sĩ tin rằng việc sử dụng steroid để điều trị bệnh nhân COVID-19 nghiêm trọng có thể gây ra phát ban vì những loại thuốc đó làm giảm khả năng miễn dịch và đẩy lượng đường lên cao.

Bộ trưởng Y tế Ấn Độ - Lav Agarwal cho biết trong một lá thư gửi chính quyền các bang rằng, bệnh mucormycosis đã nổi lên như một thách thức mới với bệnh nhân COVID-19 đang điều trị bằng steroid và những người mắc bệnh tiểu đường từ trước.

Ông Lav Agarwal viết trong bức thư hôm 20.5: “Nhiễm nấm này dẫn đến bệnh kéo dài và tỷ lệ tử vong cao ở các bệnh nhân COVID-19.

Bộ trưởng Y tế Ấn Độ không đưa ra con số về các trường hợp nhiễm Mucormycosis trên toàn quốc nhưng Maharashtra, một trong những bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt nhiễm coronavirus thứ hai, đã báo cáo 1.500 trường hợp mắc bệnh này.

Ông Lav Agarwal yêu cầu chính quyền các bang tuyên bố đây là một "căn bệnh đáng chú ý" theo Đạo luật Dịch tễ, có nghĩa là họ phải xác định và theo dõi mọi trường hợp.

an-doi-chong-choi-benh-nam-den-tan-cong-nhieu-nguoi-mac-covid-19.jpg
Một người đàn ông mắc COVID-19 được điều trị bằng chiếc bơm tiêm truyền dịch do Pháp tài trợ được nhìn thấy bên cạnh giường ông, bên trong phòng cấp cứu của Bệnh viện Safdarjung ở Thủ đô New Delhi, Ấn Độ

Ấn Độ hôm 20.5 ghi nhận có 276.110 ca mắc COVID-19 mới trong 24 giờ qua, cao hơn một chút so với một ngày trước đó nhưng thấp hơn nhiều so với mức cao 400.000 vào đầu tháng này trong làn sóng COVID-19 thứ hai tàn khốc.

Tổng số ca mắc COVID-19 ở Ấn Độ đã là 25,77 triệu, cao thứ hai thế giới sau Mỹ. Số người chết vì COVID-19 trong 24 giờ qua tăng thêm 3.874, nâng tổng số lên 287.122.

Khi các bệnh viện, nhà hỏa táng và hệ thống y tế quá tải, người ta chấp nhận rằng các số liệu chính thức đánh giá thấp tác động thực sự của đại dịch, với một số chuyên gia cho rằng số ca bệnh và tử vong do COVID-19 có thể cao gấp 5 đến 10 lần.

Làn sóng COVID-19 thứ hai đã xâm nhập sâu vào các vùng nông thôn và các hệ thống y tế nơi đây không được đủ trang bị tốt để đối phó.

SP Kalantari, bác sĩ tại Sevagram - thị trấn ở bang Maharashtra, nói rằng một nhóm bao gồm bác sĩ phẫu thuật tai, mũi và họng, nhãn khoa và thần kinh là cần thiết để điều trị bệnh mucormycosis.

Thật không may, đội ngũ bác sĩ như vậy không tồn tại ở các vùng nông thôn”, SP Kalantari nói.

Bệnh mucormycosis (hay bệnh nấm Mucor) là nhiễm trùng gây ra bởi một loại nấm thuộc nhóm Mucorales, phổ biến nhất là Rhizopus, thường ảnh hưởng đến bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu. Bệnh thường ảnh hưởng đến khuôn mặt và xoang nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến phổi, da và ruột. Nhiễm trùng có thể lây lan từ xoang đến não và dẫn đến tử vong.

Triệu chứng bệnh Mucormycosis là nhiễm trùng khuôn mặt và não gây nhức đầu phía sau mắt, đau mặt, khuôn mặt tê liệt, sốt, chảy nước mũi màu đen, nhầm lẫn, nhìn đôi, mù lòa. Nhiễm trùng phổi gây ra sốt, ho, khó thở, ho có đờm lẫn máu. Nhiễm trùng đường ruột gây đau bụng, nôn mửa, chán ăn, trướng bụng. Nhiễm trùng da làm cho da nóng đỏ, đau da, sưng da, vảy đen trên da.

Bài liên quan
Biến chứng 'nấm đen' ở bệnh nhân COVID-19 khiến Ấn Độ thêm lao đao
Chính phủ Ấn Độ đã yêu cầu các bác sĩ chú ý đến các dấu hiệu của mucormycosis (nấm đen) ở bệnh nhân COVID-19 khi các bệnh viện báo cáo sự gia tăng các trường hợp hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Sân bay Long Thành phải hoàn thành trong năm 2025, không thể chậm hơn
một giờ trước Sự kiện
Kiểm tra, đôn đốc tiến độ triển khai dự án sân bay Long Thành và đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, Thủ tướng yêu cầu tất cả các công việc phải hoàn thành trước ngày 31.12.2025 và đưa sân bay vào khai thác trước ngày 28.2.2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ấn Độ chống chọi bệnh ‘nấm đen’ tấn công nhiều người mắc COVID-19