Ấn Độ đang lên kế hoạch đầu tư hàng tỉ USD vào khu vực phía Đông Bắc, nơi xảy ra tranh chấp với Trung Quốc hơn 5 thập kỷ qua. Ấn Độ chi tiền vào dự án này nhằm khẳng định lập trường cứng rắn với Trung Quốc.

Ấn Độ chi tiền để khẳng định lập trường cứng rắn với Trung Quốc

Một Thế Giới | 27/10/2015, 19:00

Ấn Độ đang lên kế hoạch đầu tư hàng tỉ USD vào khu vực phía Đông Bắc, nơi xảy ra tranh chấp với Trung Quốc hơn 5 thập kỷ qua. Ấn Độ chi tiền vào dự án này nhằm khẳng định lập trường cứng rắn với Trung Quốc.

Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đang hoàn thiện bản thiết kế về một dự án đường cao tốc trị giá 6 tỉ USD ở khu vực Arunachal Pradesh, đây là khu vực đang xảy ra tranh chấp với Trung Quốc.
Tuyến đường cao tốc này sẽ được thi công vào đầu năm 2018 và sẽ có chiều dài là 2.000 km, theo ông Kiren Rijiju, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Bang Arunacha Pradesh.
"Nếu Trung Quốc phát triển phía lãnh thổ của họ, thì chúng tôi sẽ phát triển phía lãnh thổ của mình. Ấn Độ đã không thể để người dân sống dọc biên giới này, vì vậy, chúng tôi cần phải có những bước đi cứng rắn với sự lựa chọn của chúng tôi", ông Kiren Rijiju cho biết.
Kể từ khi lên cầm quyền, ông Modi luôn tỏ rõ lập trường cứng rắn với Trung Quốc và luôn kiềm chế tham vọng mở rộng lãnh thổ của quốc gia này. Để thực hiện điều này, Thủ tướng Modi luôn thu hút đầu tư để tăng trưởng nền kinh tế.
Ngoài việc phát triển dự án phía Đông Bắc, ông Modi đã ủng hộ Mỹ trong việc kêu gọi sự ổn định ở khu vực Biển Đông, đồng thời thắt chặt quan hệ với Sri Lanka sau khi chính phủ thân Trung Quốc phải từ bỏ quyền lực sau cuộc bầu cử ở nước này.
Arunachal Pradesh nằm trên dãy Himalayas, tiếp giáp với Trung Quốc, Myanmar và Buhtan. Khu vực này có 1,4 triệu dân, chiếm chưa đến 1% số dân 1,2 tỉ của Ấn Độ. Trong khi đó, 1/3 số dân nơi đây đều sống dưới mức nghèo khổ khi thủy điện, than và khoáng sản vẫn còn kém phát triển.
Ông  Rijiju nhấn mạnh, những động thái của Ấn Độ không được xem là hành động thách thức Trung Quốc. 
"Tôi không muốn tham gia vào những việc liên quan đến Trung Quốc. Chúng tôi không làm bất cứ điều gì để quấy rối mối quan hệ. Vấn đề này không phải là thách thức hay cạnh tranh với Trung Quốc, mà nó là trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ riêng của chúng tôi", ông Rijiju nói.
Trong một chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng 5 vừa qua, ông Modi luôn kêu gọi Trung Quốc xem xét lại cách tiếp cận của họ và giải quyết các vấn đề biên giới một cách hòa bình nhất.
Dự án đường cao tốc này sẽ tăng cường quan hệ kinh tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc thay vì phân chia hai quốc gia, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ vào năm ngoái, ông Rijiju cho biết.
Ông Rijiju nhấn mạnh: "Không nên xem dự án này là một cuộc đối đầu, mà hãy xem nó là một sự bổ sung".
Ngoài dự án đường cao tốc 6 tỉ này, ông Modi còn phê duyệt thêm nhiều dự án khác bao gồm: trường học, trạm y tế và cầu nhỏ trong tiểu bang, và đang có kế hoạch để thúc đẩy mạng lưới viễn thông và giao thông vận tải, ông Rijiju cho biết.
Tuyết Nhung (Theo Bloomberg)
Bài liên quan
Foxconn bỏ tiêu chí hôn nhân, giới tính trong tuyển dụng công nhân ở Ấn Độ
Theo Reuters, Foxconn - nhà cung cấp hàng đầu của Apple - đã bỏ tiêu chí về độ tuổi, giới tính, hôn nhân, thậm chí cả tên của tập đoàn Đài Loan này ra khỏi tin tuyển dụng công nhân lắp ráp iPhone tại Ấn Độ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ấn Độ chi tiền để khẳng định lập trường cứng rắn với Trung Quốc