Theo con số mới nhất của Tổng cục Thống kê, nhập siêu 10 tháng ước tính đạt 4,1 tỷ USD, bằng 3,1% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 17,1 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 13 tỷ USD.

Khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 17 tỷ USD trong 10 tháng

Một Thế Giới | 27/10/2015, 14:50

Theo con số mới nhất của Tổng cục Thống kê, nhập siêu 10 tháng ước tính đạt 4,1 tỷ USD, bằng 3,1% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 17,1 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 13 tỷ USD.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 10.2015 ước tính đạt 14,4 tỷ USD, tăng 4,2% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 4,3 tỷ USD, tăng 9,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 10,1 tỷ USD, tăng 2,3%.

Như vậy tính chung 10 tháng năm nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 134,6 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước giảm 3,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 14,3%.

Về nhập khẩu, trong tháng 10.2015, kim ngạch nhập khẩu ước tính đạt 14,5 tỷ USD, tăng 3,3% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 5,8 tỷ USD, tăng 5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 8,7 tỷ USD, tăng 2,2%.

Tính chung trong 10 tháng đầu năm 2015, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 138,7 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 56,6 tỷ USD, tăng 7,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 82,1 tỷ USD, tăng 19,3%.
Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, Hoa Kỳ chiếm ngôi đầu về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. 
Trong 10 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 27,8 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2014. 
Tiếp đến là EU với 25,3 tỷ USD, tăng 11,9%; ASEAN đạt 15,4 tỷ USD, giảm 3,1%; Trung Quốc đạt 13,9 tỷ USD, tăng 12%; Nhật Bản đạt 11,7 tỷ USD, giảm 5,2%; Hàn Quốc đạt 7,4 tỷ USD, tăng 23,5%.
Về thị trường nhập khẩu, trong 10 tháng qua, nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc có kim ngạch lớn nhất với 41 tỷ USD, tăng 15,6%. 
Tiếp theo là Hàn Quốc với 23,4 tỷ USD, tăng 30,7%; ASEAN đạt 19,6 tỷ USD, tăng 3,1%; Nhật Bản đạt 12,1 tỷ USD, tăng 15,9%; EU đạt 9,1 tỷ USD, tăng 24,9%; Hoa Kỳ đạt 6,6 tỷ USD, tăng 27,3%.
Báo cáo cho hay, một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng cao so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: điện thoại các loại và linh kiện đạt 25,8 tỷ USD, tăng 32,7%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 12,7 tỷ USD, tăng 44%. 
Tuy nhiên đáng chú ý, xuất khẩu dầu thô giảm 49,1% về kim ngạch; than đá giảm 65,7% và cà phê cũng giảm 30,8%; trong khi xuất khẩu thủy sản 10 tháng đạt 5,4 tỷ USD, giảm 17%.

Tổng cục Thống kê nhận định, trong thời gian tới, nếu giá dầu thô không tăng, trong khi các hãng hàng không tiếp tục nhập khẩu máy bay phục vụ quá trình hiện đại hóa, nhập siêu 2 tháng cuối năm 2015 có thể sẽ tăng lên.

Trước đó, trong cuộc họp giao ban ngày 12.10, Bộ Công Thương dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2015 đạt 166 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu ước đạt 171 tỷ USD. Nhập siêu cả nước năm 2015 dự kiến khoảng 5,5-6 tỷ USD.

Hoàng Long
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 17 tỷ USD trong 10 tháng