Quả táo lớn – Big Apple, biệt danh của thành phố New York, một đô thị rộng lớn với những toà nhà trọc trời, những đại lộ đông đúc du khách và người bản địa, Quảng Trường Thời Đại sôi động... Hầu hết mọi thứ luôn mang vẻ to lớn và hoàn tránh ở Mỹ, nhưng đâu đó trong những góc nhỏ, bạn sẽ tìm được những thứ nhỏ bé nhưng mang trên mình rất nhiều giá trị từ văn hóa đến lịch sử.

8 điều nhỏ bé kỳ lạ giữa lòng ‘quả táo lớn’ New York

26/05/2019, 12:19

Quả táo lớn – Big Apple, biệt danh của thành phố New York, một đô thị rộng lớn với những toà nhà trọc trời, những đại lộ đông đúc du khách và người bản địa, Quảng Trường Thời Đại sôi động... Hầu hết mọi thứ luôn mang vẻ to lớn và hoàn tránh ở Mỹ, nhưng đâu đó trong những góc nhỏ, bạn sẽ tìm được những thứ nhỏ bé nhưng mang trên mình rất nhiều giá trị từ văn hóa đến lịch sử.

"Lô đất" nhỏ nhất ở New York

1. Đồ tạo tác cổ

Địa điểm: Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, Upper East Side, Manhattan

Kích thước: gần 3cm

Con dấu 4000 năm tuổi tinh xảo vô giá đặt trong lòng The Met - Ảnh The Met

Du khách tại The Met (tên gọi tắt của bảo tàng) thường đổ về ngôi đền Ai Cập Dendur sừng sững hoặc tượng Nhân sư Hatshepsut cao lớn để cảm nhận dòng chảy lịch sử của nhân loại đang hiện diện trước mắt. Tuy vậy, con dấu hình trụ chỉ to bằng khoảng ngón cái có từ thời Mesopotamia 4.000 năm trước cũng chứa đựng nhiều điều bí mật hấp dẫn.

Đây là con dấu phiên bản cổ đại của người công chứng viên, dùng để in lên mặt đất sét và nó đóng vai trò như một con tem xác thực tài liệu. Con dấu cũng được người sở hữu đeo như một tấm bùa hộ mệnh bảo vệ cho công danh và vai trò của họ trong xã hội. Đây là một trong những món đồ tạo tác hoàn hảo nhất trong bảo tàng. Trên con dấu khắc hình cảnh săn bắn rất chi tiết mà người ta vẫn chưa thể lý giải làm cách nào con người cổ đại có thể khiêu khắc tinh xảo đến thế. Ghé Met, hãy đừng bỏ qua khu Ancient Near East Wing nhé.

2. Nhà máy giày tí hon

Địa điểm: Haute Hero Artist Studio, Jackson Heights, Queen

Kích thước: 3,8 cm

Một đôi giày đặc trưng của Chris Pin - Ảnh: hautehero.com

New York City là cái nôi của văn hoá hip-hop và cũng là một trong những thủ đô của thời trang cao cấp.

Nhà thiết kế thời trang và nghệ sĩ Chris Pin đã kết nối sức mạnh của âm nhạc và thời trang qua những đôi giày nhỏ xinh phiên bản giới hạn. Tâm hồn có nguồn gốc từ Campuchia và hiện sinh sống ở Mỹ Chris Pin nổi tiếng với những món đồ siêu nhỏ đặc biệt là những đôi giày bằng da là bản sao hệt như đồ thật chỉ khác về kích thước khoảng 1/6 và thiết kế chính xác đến từng 1/10mm

Pin mở xưởng sản xuất sneaker đồng thời là studio nghệ thuật của mình ở Queens cho các du khách có nhu cầu, anh ấy sẽ đưa bạn qua từng công đoạn chế tác các bộ phận của những chiếc túi hay đôi giầy nhỏ xinh bằng tay hay các máy cắt công nghệ laser.

Ai cũng có thể ghé qua New York và ra về với một vài đôi Air Jordans nhưng sẽ “kool” hơn nếu bạn có thể mang về phiên bản siêu nhỏ và hạn chế về số lượng này nhưng một món quà cho bản thân.

3. Sa bàn thành phố tí hon

Địa chỉ: Bảo tàng Queens, Flushing Meadows Corona Park

Bạn có thể sở hữu chút “bất động sản” New York qua chương trình “Adopt a buiding” trong khi ngắm nhìn tác phẩm Panorama tại Queens Museum. Ảnh Queens Museum

NYC (New York City) quá rộng và bạn không thể thăm thú hết nếu chỉ đến đây trong vài ngày, vậy hay nhất là có một cái gì bao quát nhất về đô thị này để hình dung cho những hành trình tiếp teo.

Được đặt làm bởi bậc thầy về quy hoạch Robert Moses cho Hội chợ triển lãm thế giới năm 1964, Panomara là mô hình hoặc cũng có thể gọi là tác phẩm, thể hiện toàn bộ cảnh quan thành phố cực kỳ chi tiết với đội ngũ 100 nhân viên làm việc trong 3 năm. Được dựng nên theo tỉ lệ 1:1200 trong đó 1 inch bằng 100 feet. Toàn độ hòn đảo Manhattan có kích thước 70 x 15 feet. Toà nhà Emprire State cao 15 inch và tượng nữ thần tự do cao không đến 2 inch.

Thông qua chương trình “Adopt a building – tạm dịch là sở hữu một toà nhà”, bạn có thể “mua” hẳn một toà nhà tí hon hay một căn hộ ngay giữa lòng New York với giấy chứng nhận hẳn hoi và số tiền đó sẽ đóng góp cho việc bảo trì toàn bộ thành phố siêu mô hình này.

4. Những khu hồ nước cạn

Địa chỉ: Brooklyn

Kích thước: khoảng từ 5cm

Trong không gian nhỏ của chiếc bình thuỷ tinh, một góc cuộc sống được nhóm của tác giả Katy Maslow thổi hồn thật sinh động. Ảnh kontuajew_peeowhy/Shutterstock

Twig Terrariums tại Brooklyn là nơi trưng bày những nhân vật siêu nhỏ đặt trong các hũ thuỷ tinh xinh xắn với kích thước chỉ bằng một đốt ngón tay.

Những không gian sống động được thể hiện như thác nước, bầy cừu lang thang trên ngọn đồi mang đậm tinh thần New York hay hiện trường một vụ án với xác chết rồi thậm chí cả những tay đi bộ đường dài đeo đèn trước ngực. “Chúng tôi cố gắng thể hiện cuộc sống, cái chết và tất cả những gì diễn ra giữa hai thế giới đó”. Katy Maslow, một trong hai chủ nhân của Twig cho biết.

5.Bảo tàng vi mô (siêu nhỏ) trong trục thang máy

Địa chỉ: Mmuseumm, Tribeca, Manhattan

Kích thước: gần 2m2

Vài mét vuông nhưng chứa thông tin của cả thế giới, bảo tàng Mmuseum. Ảnh: Mmuseum

Không gian kỳ lạ đặt trong lòng một thang máy vậy chuyển hàng hoá chuyên trưng bày theo chủ đề “nhìn qua, bỏ qua”. Bảo tàng có cái tên cũng rất độc đáo Mmuseumm, được xếp vào loại bảo tàng lịch sử tự nhiên hiện đại chuyên về các đối tượng báo chí. Bảo tàng có các hiện vật đương đại liên quan đến chủ đề “khám phá con người”, “các sự kiện đang diễn ra”, và “thế giới hiện đại”. Trong diện tích chỉ đủ cho 3 người, bạn sẽ có cơ hội xem những hiện vật trưng bày khá độc như “Hàng giả ở Venezuela”, “Miếng nhựa kẹp túi bánh mì Taxonomy”, “Các loại khăn giấy dành cho những lãnh đạo thế giới”.

5. Cửa hàng duy nhất chỉ bán độc cúc áo ở Mỹ

Địa chỉ: Tender Buttons, Upper East Side, Manhattan

Kích thước: đường kính của những chiếc cúc áo thông thường

Từ một nơi dành cho các nghệ sĩ tụ tập, Tender Buttons đã ra đời vì nhu cầu cúc cáo. Ảnh Suzi Siegel

Thành lập năm 1964, cửa hàng ở khu vực Upper East Side thuộc Manhattan này là nơi duy nhất chỉ bán độc có nút (cúc) áo sỉ lẻ tại Mỹ. Không gian trong cửa hàng được trang trí từ chân đến trần với đủ các loại nút.

Ban đầu Tender Buttons (được đặt theo bài thơ Gertrude Stein) được mở ra chủ yếu là để làm nơi tập trung cho các nghệ sĩ phóng túng như Jasper Johns, Ray Johnson và Lenore Tawney. Trong khi họ đang bận rộn sáng tác thì hàng ngày có vài người vẫn phải đi tìm những chiếc nút áo mới để thay thế và từ đó cửa hàng kinh doanh được ra đời. Thật ra gọi đây là nơi buôn bán nút cũng hơi thiếu một chút bởi Tender Buttons còn là một thư viện hay một bảo tàng hay là một thánh đường về nút.

Nằm gọn gàng giữa lòng phố thị, nếu bạn đang tìm chiếc nút áo, quần cho mình hay chỉ muốn ghé một nơi mang sắc thái độc áo ở New York, hãy nhớ tìm đến Tender Buttons.

6.Hypacrosaurus Altispinus

Địa chỉ: Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ, Upper West Side, Manhattan

Kích thước: 50cm x 8cm x 20cm

Hóa thạch khủng long dễ thương này rất dễ bị bỏ qua khi mọi người bị lôi cuốn bởi kích thước của những bộ xương khủng long trưởng thành - Ảnh Suzi Siegel

Bất cứ ai cũng có thể nhìn thấy những bộ xương khủng long có kích thước lớn hiện diện tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ, một trong những bảo tàng lịch sử tự nhiên hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, rất nhiều trong số 5 triệu du khách đến thăm bảo tàng có thể đi ngang qua hóa thạch khủng long Hypacrosaurus altispinus, có kích thước tương đương một chú chó nhỏ mà không hề để ý.

Anh chàng nhỏ bé chỉ mới một tuổi khi sự sụp đổ của toàn bộ bề mặt trái đất diễn ra khoảng bảy triệu năm trước, đây có thể coi như là hoá thạch khủng long nhỏ nhất tại bảo tàng đầy những hiện vật khổng lồ.

7. Lô đất nhỏ nhất ở New York

Địa chỉ: Hess Triangle, West Village, Manhattan

Kích thước: 65cm cạnh đánh và 70cm 2 cạnh bên.

Miếng gạch hình tam gíac là minh chứng cho quyền lợi và sự dân chủ của người dân New York luôn được tôn trọng. Ảnh Suzi Siegel

Tam giác Hess (Hess Triangle) là một viên gạch men đặt trên lối đi bộ ngay trước một cửa hàng. Đây là kết quả của một cuộc tranh chấp đất đai giữa thành phố và bất động sản của gia đình David Hess xảy ra cách đây đã hơn một thế kỷ.

Năm 1910, thành phố đã phá hủy tòa nhà Hess để mở rộng tuyến tàu điện ngầm IRT. Những người thừa kế của dòng họ Hess phát hiện ra thành phố đã bỏ lỡ một tam giác đất nhỏ xíu, và họ đã làm gì? Họ từ chối quyên góp nó cho thành phố và thay vào đó dành một bức tranh khảm để đảm bảo tài sản của gia đình Hess. Rất nhiều du khách đã tìm đến đây chỉ để có một tấm ảnh check-in cho một lô đất có chủ sở hữu nhỏ bậc nhất New York.

8. Library Book

Địa chỉ: Thư viện New York, Midtown, New York

Kích thước: 2,5cm, x 2cm

Tuy có kích thước nhỏ nhưng giá trị lịch sử của The Sun gần như là vô hạn.

Thư viện New York có những đầu sách rất đặc biệt về giá trị lịch sử trong đó phải kể đến quyển kinh Gutenberg hay bản sao duy nhất còn sót lại lá thư của Columbus năm 1493 khi ông công bố đã tìm ra thế giới mới (New World) hoặc bản thảo viết tay của tác giả Oscar Wilde mang tên The Importance of Being Earnest. Còn nói về kích thước, quyển The Sun của tác giả Harry Crosby được xem là cuốn sách thư viện nhỏ nhất thế giới. Xuất bản năm 1929, bạn sẽ cần kính lúp để đọc quyển sách này và đồng thời cũng phải hết sức cẩn thận để mở nó.

An Nam

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
8 điều nhỏ bé kỳ lạ giữa lòng ‘quả táo lớn’ New York