Đó là tổng khoản viện trợ của các tổ chức quốc tế hỗ trợ Việt Nam trong việc phòng chống hạn mặn tính đến thời điểm này.

7,34 triệu USD giúp Việt Nam phòng chống hạn mặn

Thanh Phong | 06/05/2016, 05:48

Đó là tổng khoản viện trợ của các tổ chức quốc tế hỗ trợ Việt Nam trong việc phòng chống hạn mặn tính đến thời điểm này.

Ngày 5.5, đoàn công tác Liên Hiệp Quốc do ôngJan Kenneth Eliasson, Phó tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cùng Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã có chuyến khảo sát thực tế tại Bến Tre về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu.

Ông Lương Quang Xô, Phó viện trưởng Viện Thủy lợi miền Nam cho biết: “Hạn mặn đã làm thiệt hại 208.800 ha lúa đông xuân và hè thu; 9.400 ha cây ăn trái; 2.000 ha thủy sản và đáng kể hơn là 225.800 hộ dân thiếu nước sinh hoạt”.

Đến thời điểm này, riêng ĐBSCL hiện có khoảng 2 triệu ha diện tích bị ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, độ mặn 4‰xâm nhập sâu 40-50 km. Bến Tre là địa phương bị ảnh hưởng nặng nhất trong vòng 90 năm qua vớikhoảng 80.000 hộ dân thiếu nước ngọt sinh hoạt phải sử dụng nước nhiễm mặn.

Xâm nhập sâu một phần do trên dòng chính sông Mekong ở khu vực thượng nguồn đã đắp 6 đập thủy điện, 2 đập đang xây dựng… làm cho nước thượng nguồn không về tới hạ nguồn.

Quang cảnh buổi làm việc

Sông Mekong chảy qua 6 nước, dài 4.200 km, có diện tích lưu vực 795.000 km2 và là một trong những con sông dài nhất thế giới. Riêng ĐBSCL có diện tích 3,9 triệu ha, chiếm 5% diện tích lưu vực và 12% diện tích Việt Nam.

Sản lượng sản xuất lúa gạo vùng này chiếm 50%, nuôi trồng thủy sản chiếm 65% và 70% sản lượng trái cây, chiếm 95% kim ngạch xuất khẩu gạo và 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Đây là một trong những vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản rất năng động so với các nơi khác trên thế giới.

Ông Trần Quang Hoài, Phó tổng cục trưởng tổng cục Thủy lợi cho biết: “Đến thời điểm này Chính phủ đã hỗ trợ hơn 1.008 tỷ đồng và hơn 4.500 tấn gạo, triển khai các cơ chế chính sách, dự báo, nạo vét kênh mương, ngân hàng khoanh nợ và cho vay tái sản xuất.

Trong thời gian tới cơ quan Liên Hiệp Quốc sẽ hỗ trợ 4 triệu USD, ADB sẽ xem xét hỗ trợ 3 triệu USD. Riêng Bến Tre, thì Mỹ đã hỗ trợ 50.000 USD; hội Chữ thập đỏ đã cho Cà Mau 200.000 Euro và cho Long An 18.000 USD; Chính phủ New Zealand hỗ trợ 50.000 USD, Chính phủ Australia và Thụy Sĩ cũng sẽ xem xét hỗ trợ…”.

Tổng các khoản viện trợ khoảng 7,34 triệu USD. Và tính sơbộ, cả 3 miền cần khoảng 65.331 tỷ đồng thực hiện giải pháp công trình phòng chống hạn mặn.

Ông Hoài cho biết, mục tiêu trước mắt là tập trung ứng phó khẩn cấp bảo vệ cuộc sống và sinh kế của người dân trong vòng 3 đến 5 tháng. Trong 1-2 năm tới, các can thiệp thiết yếu trong trung và dài hạn hơn là việc đẩy mạnh công tác phục hồi, nâng cao khả năng chống chịu, giảm thiểu rủi ro thiên tai và ứng phó với BĐKH.

Trong vòng 5 năm tới là tập trung triển khai các giải pháp công trình phòng chống hạn, xâm nhập mặn cho khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và ĐBSCL là 65.331 tỷ đồng.

Trong đó, ĐBSCL cần nguồn vốn đầu tư cho các công trình phòng chống hạn, mặn là 23.899 tỷ đồng, riêng Bến Tre là 15.000 tỷ đồng.

Bộ Trưởng Cao Đức Phát nói: “Chính phủ Việt Nam đang huy động mọi nguồn lực để giúp nhân dân vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của hạn, mặn. Quan điểm của Chính phủ là không để cho một người dân nào đói và thiếu nước sinh hoạt.

Đợt hạn, xâm nhập mặn 2016 là do bị ảnh hưởng của vấn đề biến đổi khí hậu. Việt Nam được dự báo là một nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của vấn đề trên. Thách thức biến đổi khí hậu đang là vấn đến nóng nhất của Việt Nam trong thế kỷ 21.

Hiện tại, Chính phủ cũng đã tính phương án dự phòng để giúp dân thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững mà Liên Hiệp Quốc đã hỗ trợ”.

Xử lý nước mặn thành nước ngọt

Ông Eliassaon - Jan Kennneth, nói: “Cảm ơn ngài Bộ trưởng và Bí thư tỉnh ủy Bến Tre đã tạo điều kiện cho chuyến thăm thực tế về vấn đề biến đổi khi hậu. Tôi cảm ơn địa phương đã cho tôi nhìn thấy việc xử lý nước uống cùng những cánh đồng lúa bị thiệt hại do xâm nhập mặn.

Hạn hán, biến đổi khí hậu và nước biển dâng đều có liên quan và ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đất nước các bạn, nó cũng xảy ra ở một số đất nước khác. Vấn đề quan trọng nhất với cuộc sống đó là nước và nó lànguyên nhân để chúng ta hợp tác, đương nhiên nó không phải là chuyện để chúng ta cạnh tranh nguồn nước với nhau.

Chúng tôi đánh giá rất cao những nỗ lực của Việt Nam và người dân. Chúng tôi cũng thấy mình có trách nhiệm trong vấn đề này và chúng tôi cần thúc đẩy mối quan hệ hài hòa giữa các nước trong cùng khu vực có điều kiện nguồn nước thông nhau.

Hệ thống của chúng tôi sẽ nỗlực hết mình để giúp đỡ Chính phủ và người dân bị thiên tai, trong đó sẽ vận động các tổ chức quốc tế về môi trường, nhân đạo trên thế giới hướng về các bạn.

Từ trẻ tôi cũng đã theo sát các thông tin về Việt Nam và hôm nay là một lượng thông tin cụ thể, rõ nhất và tôi sẽ chuyển thông điệp này đến hội nghị cấp cao về nhân đạo thế giới và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu vào ngày 26.5.2016 tại Istambul -Thổ Nhĩ Kỳ.

Bình An

Ảnh: Đoàn công tác đi khảo sát thực tế tại Bến Tre về hạn - mặn.
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
7,34 triệu USD giúp Việt Nam phòng chống hạn mặn