Simon Tisdall là nhà bình luận về quan hệ đối ngoại. Trên Guardian của Anh, ông vừa có bài viết lo ngại việc Nga "vũ khí hóa" năng lượng, thực phẩm và người tị nạn có thể đẩy châu Âu vào khủng hoảng như Sri Lanka.

3 mũi giáp công của Nga có thể đẩy châu Âu vào khủng hoảng như Sri Lanka

Anh Tú (lược dịch) | 18/07/2022, 07:21

Simon Tisdall là nhà bình luận về quan hệ đối ngoại. Trên Guardian của Anh, ông vừa có bài viết lo ngại việc Nga "vũ khí hóa" năng lượng, thực phẩm và người tị nạn có thể đẩy châu Âu vào khủng hoảng như Sri Lanka.

Đã đến lúc thức dậy và ngửi mùi hôi. Giống như làn sóng xung kích từ một tên lửa phát nổ, chiến dịch của Tổng thống Vladimir Putin ở rìa châu Âu đang nhanh chóng quay về phía tây, nổ tung qua cửa chính của các ngôi nhà, cơ sở kinh doanh và nơi làm việc từ Berlin đến Birmingham. Bụi phóng xạ của nó (ám chỉ ảnh hưởng từ các hành động của Nga) gieo rắc một cơn mưa độc hại của sự bất ổn, khó khăn và sợ hãi.

Ý tưởng xung đột Ukraine có thể chỉ giới hạn trong Ukraine - sự ảo tưởng lớn về ưu thế chính trị của NATO - và rằng các biện pháp trừng phạt (với Nga) và cung cấp vũ khí của phương Tây (cho Ukraine) sẽ ngăn chặn người Nga luôn là một điều vô nghĩa. Giờ đây, trước sự phản kháng ngoan cố của Kyiv và quyết tâm trả đũa những kẻ trừng phạt mình, mục tiêu của Tổng thống Putin là sẽ là cho châu Âu nếm đòn.

Bằng cách vũ khí hóa năng lượng, thực phẩm, người tị nạn và thông tin, nhà lãnh đạo của Nga đã gieo rắc nỗi đau kinh tế và chính trị, đưa điều kiện sống kham khổ kiểu thời chiến cho tất cả châu Âu. Một mùa đông châu Âu kéo dài, lạnh giá, đầy thiên tai do thiếu điện và khung cảnh hỗn loạn. Và giống như bảng điện tử tính tiền xăng, sự trả giá cho sự rụt rè và thiển cận của các nhà lãnh đạo phương Tây sẽ tăng lên theo từng giờ…

… Niềm tin hão huyền của phương Tây rằng nó có thể tránh được leo thang trên toàn lục địa đang bốc hơi nhanh chóng. Mặc dù không hoàn toàn do chiến dịch của Tổng thống Putin, nhưng châu Âu hiện phải đối mặt với những thách thức cơ bản lớn hơn hoặc lớn hơn cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Brexit hay đại dịch. Tuy nhiên, nhiều chính trị gia EU và Vương quốc Anh đã chối bỏ thực tế. Theo dự đoán, nếu như tiên liệu, khí đốt ngừng chảy và điện sẽ bị cắt giảm, thì đó sẽ không chỉ là vấn đề của các nhà máy đóng cửa, mất việc làm và thị trường suy thoái.

Những người hưu trí lạnh cóng, trẻ em đói, kệ siêu thị trống rỗng, chi phí sinh hoạt không đủ khả năng chi trả, lương mất giá, các cuộc đình công và biểu tình trên đường phố dẫn đến các cuộc khủng hoảng theo kiểu Sri Lanka. Sự phóng đại? Không hẳn vậy. Hãy nhìn theo hướng ngược lại, những người cánh hữu ngưỡng mộ Putin, đang tập hợp sức mạnh ở Hy Lạp và Ý, Hà Lan và Tây Ban Nha.

Về triển vọng, sự đoàn kết của EU cũng sẽ tan vỡ khi các chính phủ quốc gia cạnh tranh nhau để giành nguồn tài nguyên khan hiếm. Brussels sẽ công bố "kế hoạch chuẩn bị cho mùa đông" trong tuần này. Nhưng các điều khoản của nó không rõ ràng và không thể thực thi. Bối cảnh rộng hơn là thiếu một chính sách năng lượng toàn EU được thống nhất và thực thi.

Bất chấp những cam kết hợp tác song phương, việc bị Nga cắt giảm  năng lượng hoàn toàn có thể khiến nước này chống lại nước kia, làm giá cả tăng vọt hơn nữa và chia rẽ liên minh chống Moscow. Trong một kịch bản như vậy, Toorngthoosng Putin sẽ yêu cầu các biện pháp trừng phạt được giảm nhẹ để đổi lại nguồn cung cấp trở lại, giống như việc ông đã kiểm soát lượng ngũ cốc ở Biển Đen bị phong tỏa.

Nước Đức phụ thuộc vào nhập khẩu đã và đang thực hiện các bước đơn phương, tìm kiếm các nhà cung cấp dầu và khí đốt thay thế. Tình trạng khẩn cấp quốc gia đã đến gần hơn sau khi Moscow tắt đường ống Nord Stream I vào thứ hai tuần trước. Nhiều người ở Berlin lo sợ (và một số nhà bảo vệ môi trường hy vọng) việc đóng cửa có thể trở thành vĩnh viễn.

Robert Habeck, Phó thủ tướng Đức, đã công khai lo lắng về một "cơn ác mộng chính trị". Bruno Le Maire, Bộ trưởng Tài chính Pháp, có vẻ hoảng sợ tương tự vào tuần trước. Ông dự đoán sắp có biến cố cắt khí đốt. Lấy cảm hứng từ Napoléon, ông kêu gọi các nước châu Âu thiết lập theo "trật tự của trận chiến". Nhưng như năm 1812, Nga có "đại tướng Mùa đông".

Như thể sự khốn khổ ngày càng gia tăng của hàng triệu người vẫn chưa đủ làm nản lòng, thì hãy xem xét tác động trực tiếp của chiến tranh đối với những nỗ lực chống lại các cuộc khủng hoảng khí hậu và đa dạng sinh học. Ở Anh và các nơi khác, các mục tiêu khí thải carbon bằng 0 có nguy cơ bị bỏ rơi ngày càng tăng.

Frans Timmermans, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu, cho rằng châu Âu phải đối mặt với “mâu thuẫn và xung đột rất rất mạnh” trong mùa đông này về giá năng lượng, nên họ sẽ tam thời phải quay trở lại với nhiên liệu hóa thạch. Một lần nữa, Đức đang dẫn đầu, tăng sản lượng điện từ các nhà máy nhiệt điện than. Một lần nữa, phương Tây lại trông đợi những tập đoàn dầu mỏ chuyên quyền ở Vịnh ra tay cứu.

Một mùa đông hỗn loạn ở châu Âu cũng có thể làm căng thẳng quan hệ với Mỹ. Để so sánh, khả năng phục hồi sau đại dịch của Mỹ tiến triển hơn, nền kinh tế của nước này linh hoạt hơn, chi phí năng lượng thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, chính sự lãnh đạo quá thận trọng của Tổng thống Mỹ Joe Biden đối với NATO đã khiến châu Âu rơi vào tình trạng khó khăn về địa chính trị như thế này, ngay cả khi đồng euro suy yếu trượt xuống ngưỡng 1 euro có giá chưa tới 1 USD.

Đối với người châu Âu, khi họ đang ngấm lại cái giá phải trả, tất cả các cuộc chiến tranh đều dính đến họ. Đối với người Mỹ, từ trước đến nay, tất cả các cuộc chiến tranh đều là của bên ngoài.

Các biện pháp trừng phạt, viện trợ kinh tế và các biện pháp phi quân sự khác mà Biden ưa thích sẽ không bao giờ đủ để khiến Putin cảm thấy nước đến chân. Một số nhà quan sát nghi ngờ sự bế tắc làm Nga mất máu phù hợp với mục đích của Mỹ, bất kể thiệt hại tài sản ra sao Tuy nhiên, hiện tại, chính Tổng thống Putin đang làm chảy máu châu Âu. Các biện pháp trừng phạt đang phản tác dụng hoặc được thực thi kém. Kho năng lượng của ông ta phình ra. Và người Ukraine bị gạt sang một bên, nỗi đau được cảm nhận một cách không cân xứng bởi các nước châu Âu và các nước đang phát triển kém giàu có hơn. Khi sự bất ổn gia tăng, sự phân hóa Mỹ-Âu sẽ tạo ra áp lực thay đổi hướng đi.

Con đường giải thoát rõ ràng là một thỏa thuận lãnh thổ vì hòa bình với Tổng thống Putin, dựa trên sự mất mát của Ukraine. Loại bán hàng kém chất lượng này nhận được ủng hộ từ những người có ảnh hưởng. Nếu (và đó là một “nếu” quan trọng), Nga trở lại hoạt động như bình thường, điều đó sẽ làm giảm bớt sự đau khổ của châu Âu - mặc dù có thể không phải với Ukraine.

Tuy nhiên, một thỏa thuận như vậy cũng sẽ tạo ra nỗi lo có tính tiền lệ cho hòa bình và an ninh trong tương lai cho một số nơi ở châu Âu và thế giới, chẳng hạn như nghĩ đến hoàn cảnh của Đài Loan hay Estonia.

Còn một con đường cứng rắn cho NATO là sử dụng sức mạnh áp đảo để lật ngược tình thế quân sự một cách quyết đoán để cứu Ukraine và thoát khỏi bế tắc hiện giờ.

* Chỉ có điều, người dân châu Âu dù thế nào cũng không muốn xảy ra chiến tranh với Nga vì khi tuyên chiến với Nga thì chiến tranh hạt nhân sẽ có nguy cơ xảy ra và người châu Âu quen sống trong nhung lụa không bao giờ muốn điều này. Với họ, vật giá leo thang, khan hiếm khí đốt đã là quá sức chịu đựng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
một giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
3 mũi giáp công của Nga có thể đẩy châu Âu vào khủng hoảng như Sri Lanka