Ba nhà nghiên cứu thuộc Viện Vi rút học Vũ Hán đã bị bệnh và phải nhập viện hồi tháng 11.2019 trước khi Trung Quốc công khai dịch COVID-19.

3 chuyên gia Viện Vi rút học Vũ Hán từng nhập viện trước khi dịch COVID-19 bùng phát

Đan Thuỳ | 24/05/2021, 10:47

Ba nhà nghiên cứu thuộc Viện Vi rút học Vũ Hán đã bị bệnh và phải nhập viện hồi tháng 11.2019 trước khi Trung Quốc công khai dịch COVID-19.

Tờ Wall Street Journal (WSJ) trích dẫn một báo cáo tình báo của Mỹ trước khi được tiết lộ được đăng tải vào ngày 23.5. Theo đó, báo cáo tình báo cung cấp thông tin mới về số lượng nhà nghiên cứu bị ốm, thời gian mắc bệnh và những lần họ phải nhập viện. Thông tin này có thể thúc đẩy lời kêu gọi mở cuộc điều tra đầy đủ hơn về việc liệu dịch COVID-19 có phải đã khởi nguồn từ phòng thí nghiệm của Viện Vi rút học Vũ Hán hay không.

Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh cơ quan ra quyết định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự kiến nhóm họp để trao đổi về giai đoạn tiếp theo trong cuộc điều tra nguồn gốc COVID-19.

7b4jw4dik5ls3hhpovjjizz6p4.jpg
Nhân viên an ninh canh gác ngoài Viện Vi rút học Vũ Hán - Ảnh: Rueters

Người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ không bình luận về thông tin trên, tuy nhiên, người này cho hay chính quyền ông Biden vẫn đang đặt “nghi vấn nghiêm trọng về những ngày đầu của đại dịch COVID-19, bao gồm cả về nguồn gốc của dịch tại Trung Quốc”.

Theo phát ngôn viên, chính phủ Mỹ đang làm việc với WHO và các quốc gia thành viên khác để đảm bảo đánh giá mang tính chuyên gia về nguồn gốc đại dịch “không bị can thiệp hoặc chính trị hóa”.

“Chúng tôi sẽ không đưa ra những tuyên bố làm tổn hại đến nghiên cứu đang diễn ra của WHO về nguồn gốc Sars-CoV-2, nhưng chúng tôi đã nói rõ rằng các giả thuyết xác đáng và tin cậy về mặt kỹ thuật nên được chuyên gia quốc tế đánh giá kỹ lưỡng”.

Trước đó, chính quyền cựu tổng thống Donald Trump từng nghi ngờ vi rút có thể đã thoát ra từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc, điều mà Bắc Kinh phủ nhận.

Khi nhiệm kỳ của chính quyền Trump gần kết thúc, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố tài liệu cho biết "chính phủ Mỹ có lý do để tin rằng một số nhà nghiên cứu Viện Vi rút học Vũ Hán đã bị bệnh vào mùa thu năm 2019, trước khi trường hợp COVID-19 đầu tiên được xác định, với các triệu chứng phù hợp với cả COVID-19 và các bệnh thường gặp theo mùa". Tài liệu không cho biết có bao nhiêu nhà nghiên cứu nhiễm bệnh.

2903_images1559185_12.jpg

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 23.5 chỉ ra rằng một nhóm công tác do WHO dẫn đầu, sau chuyến đi tới Viện Vi rút học Vũ Hán vào tháng 2, từng kết luận việc rò rỉ từ phòng thí nghiệm là rất ít khả năng.

Trước đó, ông Peter Ben Embarek, chuyên gia hàng đầu của WHO về các bệnh trên động vật, cho biết nhóm công tác đã tiến hành các điều tra khoa học về 4 giả thuyết liên quan tới sự xuất hiện, lây lan của vi rút SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.

Ở giả thuyết đầu tiên, một người phơi nhiễm vi rút SARS-CoV-2 qua tiếp xúc trực tiếp với vật chủ là loài dơi móng ngựa. Chủng vi rút SARS-CoV-2 rất có thể đã lây lan ở nhiều người trong một thời gian, trước khi bùng lên thành ổ dịch lớn tại thành phố đông dân Vũ Hán.

Giả thuyết thứ 2 được cho có nhiều khả năng xảy ra nhất là sự lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2 sang người thông qua một loài trung gian chưa xác định. Chuyên gia Liang Wannian của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho rằng mặc dù tê tê là loài nhiều nghi vấn nhất, vẫn còn những loài khác có thể đóng vai trò lây nhiễm trung gian như chồn, thậm chí là mèo.

Giả thuyết thứ 3 cho rằng dịch COVID-19 bắt nguồn từ tình huống như mô tả trong giả thuyết thứ nhất và thứ nhì, sau đó lây lan qua hàng hóa đông lạnh. Các chuyên gia Trung Quốc từng quy kết nguyên nhân phát sinh nhiều ổ dịch COVID-19 sau này là từ hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu, và cũng từng nêu lên khả năng đó cũng là nguyên nhân khởi phát ổ dịch Vũ Hán.

Giả thuyết cuối cùng là vi rút SARS-CoV-2 bị rò rỉ từ Viện Vi rút học Vũ Hán, một nơi được biết từng nghiên cứu các chủng vi rút corona cùng họ với SARS-CoV-2. Ông Peter Ben Embarek bác bỏ khả năng này, cho biết không cần nghiên cứu thêm về vấn đề này nữa.

“Mỹ tiếp tục thổi phồng thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trước yêu cầu bình luận của Wall Street Journal. “Họ thực sự quan tâm đến truy tìm nguồn gốc hay cố chuyển hướng sự chú ý?”.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington hiện chưa bình luận.

Trung Quốc từ chối cung cấp dữ liệu thô về các ca nhiễm COVID-19 đầu tiên cho nhóm công tác do WHO đứng đầu, Reuters dẫn lời một điều tra viên trong nhóm này cho biết vào tháng 2. Điều này có khả năng làm phức tạp nỗ lực tìm hiểu cách thức dịch bệnh bùng phát.

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
3 chuyên gia Viện Vi rút học Vũ Hán từng nhập viện trước khi dịch COVID-19 bùng phát