Bộ trưởng Công Thương đã lên phương án hỗ trợ cung ứng hàng hóa cho người dân 19 tỉnh thành miền Nam chống dịch.

19 tỉnh thành miền Nam chống dịch, Bộ Công Thương sẽ cung cấp đầy đủ hàng hóa?

Bài và Ảnh: Tuyết Nhung | 17/07/2021, 23:04

Bộ trưởng Công Thương đã lên phương án hỗ trợ cung ứng hàng hóa cho người dân 19 tỉnh thành miền Nam chống dịch.

Trước yêu cầu cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu, đảm bảo cuộc sống của người dân tại TP.HCM và các tỉnh phía nam trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã quyết định thành lập Tổ công tác Tiền phương về đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam.

hinh-anh-2.png
218214380_1431412090576895_6635579744168982575_n.jpg
Cung ứng hàng hóa thiết yếu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Bộ Công Thương đưa ra - Ảnh: T.N

Theo đó, tổ công tác gồm 27 thành viên do ông Nguyễn Thành Nam - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường - đảm nhiệm cùng các tổ viên là đại diện lãnh đạo và công chức các đơn vị của Vụ Thị trường trong nước, Cục Công nghiệp địa phương, Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Công tác phía Nam, Cục Xúc tiến thương mại...

Tổ công tác ngay chiều nay (17.7) có mặt tại TP.HCM để làm nhiệm vụ thường trực tại khu vực phía Nam, theo dõi sát, nắm bắt nhu cầu hàng hóa thiết yếu của người dân tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam cũng như kiểm soát tình hình giá cả thị trường, xử lý các trường hợp đầu cơ tăng giá trục lợi, tham mưu, thực hiện các biện pháp để giải quyết, đảm bảo cung ứng hàng hóa cho các tỉnh phía Nam.

Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đã khuyến cáo với TP.HCM và các tỉnh phía Nam giải pháp cho mở cửa lại hệ thống chợ truyền thống với 3 điều kiện:

Thứ nhất là chỉ bán hàng hóa thiết yếu bao gồm rau củ quả và hàng hóa tươi sống phục vụ đời sống hàng ngày của người dân. Thứ hai là thực hiện nghiêm biện pháp phòng dịch để đảm bảo an toàn như thực hiện 5k, phát phiếu luân phiên, đảm bảo giãn cách giữa các gian hàng,... Thứ ba là tiêm vắc xin cho tiểu thương tại các chợ truyền thống.

Trước đó, Bộ Công Thương đã thành lập Ban Chỉ đạo cung ứng hàng hóa do Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải làm trưởng ban, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đề nghị các bộ ngành tập trung tháo gỡ khó khăn trong phân phối, lưu thông hàng hóa, kết hợp với các đơn vị để điều phối cung ứng hàng, tổ chức thêm các điểm bán lưu động...

Nói về việc cung ứng hàng hóa thiết yếu, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải chiều nay đã khẳng định là cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết cho người dân, nhưng người dân cần chuẩn bị tinh thần là sẽ có sự xáo trộn nhất định.

Theo Thứ trưởng, việc đầu tiên là phải đưa mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, đến các địa phương đang áp dụng chỉ thị 16. Tuy nhiên, mỗi địa phương có đặc điểm tình hình khác nhau, đề nghị chính quyền các địa phương phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trung ương, nhất là Bộ Công Thương để đưa ra khuyến cáo cụ thể với người dân.

Đơn cử như TP.HCM đang dừng hoạt động khoảng 2/3 chợ truyền thống và đầu mối, do đó 30% nhu cầu còn lại của người dân tập trung vào các siêu thị, trung tâm thương mại, do vậy phải tăng giờ bán lên hằng ngày và phải tính đến việc mở lại một số chợ truyền thống với điều kiện bảo đảm quy định phòng chống dịch để tăng đầu mối cung cấp thực phẩm và hàng hóa thiết yếu cho người dân.

"Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với TP.HCM và tỉnh, thành phố khác để có phương án vận chuyển hàng hóa đến những nơi áp dụng chỉ thị 16 và đưa đến các nơi cần thiết nhất để người dân thuận tiện trong tiếp cận thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống", Thứ trưởng nhấn mạnh.

Chiều nay (17.7), Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý áp dụng giãn cách theo chỉ thị 16 đối với 16 tỉnh thành phía Nam từ 0 giờ ngày 19.7 với thời hạn 14 ngày để chống dịch.

Theo đó, ngoài 3 tỉnh, thành đang áp dụng chỉ thị 16 là TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai, sẽ có thêm 16 tỉnh, thành giãn cách theo chỉ thị này để chống dịch gồm: Cần Thơ, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau và Kiên Giang.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương chủ động phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các địa phương để thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chỉ thị 16, chú ý bảo đảm nguồn vật tư, trang thiết bị, nhân lực y tế, nhất là đội ngũ y bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế.

Đồng thời bảo đảm an ninh, an toàn, an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, không để bất cứ người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu nhu yếu phẩm thiết yếu; đặc biệt chú ý nâng cao hiệu quả điều trị, ưu tiên tối đa nguồn lực cho các ca bệnh nặng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
19 tỉnh thành miền Nam chống dịch, Bộ Công Thương sẽ cung cấp đầy đủ hàng hóa?