15 nhóm nhân quyền đang thúc giục Tổng thống Mỹ - Joe Biden tham gia vào cuộc chiến lâu dài nhằm ban hành một sự miễn trừ sở hữu trí tuệ với vắc xin COVID-19 tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), gọi sự lãnh đạo của ông là "điều cần thiết về mặt đạo đức".

15 nhóm kêu gọi ông Biden thúc đẩy bỏ quyền sở hữu trí tuệ với vắc xin COVID-19 của Pfizer, Moderna, AstraZeneca

Sơn Vân | 22/11/2021, 13:41

15 nhóm nhân quyền đang thúc giục Tổng thống Mỹ - Joe Biden tham gia vào cuộc chiến lâu dài nhằm ban hành một sự miễn trừ sở hữu trí tuệ với vắc xin COVID-19 tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), gọi sự lãnh đạo của ông là "điều cần thiết về mặt đạo đức".

Tổ chức Ân xá Quốc tế, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Oxfam, Public Citizen và 11 nhóm khác kêu gọi ông Biden trong một bức thư rằng cần phải có sự từ bỏ khẩn cấp quyền sở hữu trí tuệ với vắc xin COVID-19 (Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson, AstraZeneca...) để chống lại đại dịch, lưu ý rằng chưa đến 7% người dân ở các nước thu nhập thấp đã nhận được mũi vắc xin COVID-19 đầu tiên và vắc xin vẫn khan hiếm.

Hơn 5,4 triệu người đã chết vì COVID-19 trên khắp thế giới kể từ khi những trường hợp đầu tiên được xác định ở Trung Quốc vào tháng 12.2019.

Ông Biden đã đảo ngược lập trường trước đó của Mỹ để tán thành việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ với vắc xin COVID-19 vào tháng 5.2021, một động thái khiến một số đồng minh ngạc nhiên, nhưng đã có rất ít tiến triển kể từ đó. Liên minh châu Âu (EU), Anh và Thụy Sĩ vẫn phản đối, cho rằng việc ban hành việc miễn trừ như vậy sẽ gây thiệt hại nhiều năm đầu tư và nghiên cứu.

Nhà Trắng tháng trước đã kêu gọi tất cả các thành viên WTO ủng hộ việc từ bỏ tạm thời quyền sở hữu trí tuệ với vắc xin COVID-19. Tổng giám đốc WTO - Ngozi Okonjo-Iweala đang thúc đẩy một thỏa thuận tại hội nghị bộ trưởng của WTO ở Geneva (Thụy Sĩ) từ ngày 30.11 đến ngày 3.12.

Trong lá thư của mình, 15 nhóm nhân quyền cho biết "rất thất vọng" vì chính quyền Biden đã không làm nhiều hơn để đảm bảo có một thỏa thuận về văn bản từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ với vắc xin COVID-19 kể từ khi Tổng thống Mỹ tuyên bố mạnh mẽ vào tháng 5.2021.

15 nhóm viết: "Sự thụ động của Mỹ đã trao quyền cho các đồng minh thân cận - Liên minh châu Âu, thay mặt cho Đức, cùng với Thụy Sĩ và Anh - ngăn chặn sự tiến triển ngay cả khi hàng triệu người chết hoặc bệnh nặng trong khi chờ đợi các loại vắc xin và phương pháp điều trị hiệu quả".

Họ thúc giục ông Biden đẩy mạnh cam kết cá nhân của mình và dẫn đầu thế giới trong việc đạt được một thỏa thuận có ý nghĩa về vấn đề lâu nay. Họ nói rằng làm như vậy sẽ giúp chấm dứt đại dịch và khôi phục vị thế của Mỹ trên toàn thế giới.

Nhà Trắng chưa đưa ra bình luận ngay lập tức về bức thư.

15-nhom-nhan-quyen-keu-goi-biden-thuc-day-tu-bo-quyen-so-huu-tri-tue-voi-vac-xin-covid-191.jpg
Vào tháng 5.2021, ông Biden tuyên bố ủng hộ việc bỏ quyền sở hữu trí tuệ với vắc xin COVID-19

15 nhóm cho biết việc kết thúc cuộc họp cấp bộ trưởng của WTO mà không có thỏa thuận từ bỏ sở hữu trí tuệ với vắc xin COVID-19 là hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Hôm 15.11, Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) cho biết đã mời Moderna tham gia "các cuộc thảo luận thiện chí" để giải quyết tranh chấp kéo dài nhiều tháng về đơn xin cấp bằng sáng chế của công ty này mà những người ủng hộ cho rằng có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất vắc xin COVID-19 trên toàn cầu.

Moderna đang đề nghị chia sẻ quyền sở hữu bằng sáng chế vắc xin COVID-19 của mình với chính phủ Mỹ để giải quyết tranh chấp. Moderna cho biết thông tin này và sẽ cho phép chính quyền Biden "cấp phép các bằng sáng chế khi thấy phù hợp".

Một phát ngôn viên của NIH đã từ chối bình luận trực tiếp về lời đề nghị từ Moderna, với lý do "các cuộc thảo luận đang diễn ra".

Moderna nói không có lựa chọn nào theo "các quy tắc nghiêm ngặt" của luật bằng sáng chế ở Mỹ nên chỉ liệt kê các nhà khoa học của họ "là nhà phát minh trong các tuyên bố này". Thế nhưng, Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID) không đồng ý.

Người phát ngôn chi nhánh nghiên cứu của chính phủ Mỹ - trực thuộc NIH - nói rằng "quá trình xem xét kỹ lưỡng của chính họ" đã xác định rằng ba nhà khoa học thuộc NIH là Kizzmekia Corbett, Barney Graham và John Mascola cũng xứng đáng được xướng tên là nhà phát minh vắc xin COVID-19 của Moderna.

"Moderna đã mắc một sai lầm nghiêm trọng ở đây khi không cung cấp loại tín dụng đồng sáng chế cho những người đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển vắc xin mà họ đang kiếm được một khoản tiền kha khá", Giám đốc NIH - Tiến sĩ Francis Collins nói với Reuters vào tuần trước.

Người phát ngôn của NIAID cho hay: “Việc bỏ sót các nhà phát minh NIH khỏi đơn đăng ký bằng sáng chế chính sẽ tước đi lợi ích đồng sở hữu của NIH trong đơn đó và bằng sáng chế cuối cùng sẽ được cấp từ đó”.

Public Citizen, tổ chức tư vấn chính sách và giám sát chính phủ có trụ sở tại Washington, viết một lá thư trong tháng này cho NIH kêu gọi cơ quan này "công khai đòi lại vai trò nền tảng" mà họ đã đóng góp trong việc phát triển vắc xin COVID-19. Public Citizen chỉ trích một hồ sơ bằng sáng chế vào tháng 7 của Moderna tuyên bố rằng đã "đạt được thiện chí xác định rằng các nhà khoa học NIH không đồng phát minh ra mRNA" trong đơn của mình.

"Chính phủ Mỹ đã làm rất nhiều cho Moderna nhưng vẫn yêu cầu nhận lại quá ít. Chính phủ Mỹ cần phải xác nhận lại quyền kiểm soát nhiều hơn với cách định giá và sản xuất loại vắc xin này”, Zain Rizvi, Giám đốc nghiên cứu của Public Citizen, bình luận. Xem thêm tại đây.

Bài liên quan
Viện Y tế Quốc gia Mỹ tranh chấp bằng sáng chế vắc xin COVID-19 với Moderna, dọa kiện ra tòa
"Các nhà khoa học của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển vắc xin COVID-19 của Moderna". NIH dự định bảo vệ tuyên bố của mình với tư cách là đồng chủ sở hữu bằng sáng chế loại vắc xin này, Giám đốc NIH - Tiến sĩ Francis Collins nói hãng tin Reuters hôm 10.11.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
2 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
15 nhóm kêu gọi ông Biden thúc đẩy bỏ quyền sở hữu trí tuệ với vắc xin COVID-19 của Pfizer, Moderna, AstraZeneca