Ngày tết, nhà nào cũng nô nức chuẩn bị dọn dẹp, sắp xếp, hi vọng một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Để bày cúng tổ tiên, mọi nhà đều chưng mâm ngũ quả, với mong muốn năm mới cuộc sống sung túc, đủ đầy, thịnh vượng hơn năm trước. Mỗi vùng miền khác nhau, mâm ngũ quả cũng theo đó mà thay đổi. Tuy nhiên tất cả đều thể hiện ước mong ước an khang thịnh vượng đặc trưng của người Việt.

Ý nghĩa mâm ngũ quả trong văn hóa 3 miền Việt Nam

Một Thế Giới | 30/01/2014, 06:00

Ngày tết, nhà nào cũng nô nức chuẩn bị dọn dẹp, sắp xếp, hi vọng một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Để bày cúng tổ tiên, mọi nhà đều chưng mâm ngũ quả, với mong muốn năm mới cuộc sống sung túc, đủ đầy, thịnh vượng hơn năm trước. Mỗi vùng miền khác nhau, mâm ngũ quả cũng theo đó mà thay đổi. Tuy nhiên tất cả đều thể hiện ước mong ước an khang thịnh vượng đặc trưng của người Việt.

Y nghia mam ngu qua trong van hoa 3 mien Viet Nam
Miền Bắc 

Miền Bắc

Mâm ngũ quả trưng bày thể hiện mong muốn theo ý nghỉa của từng loại quả và phải theo màu sắc để phân định  ngũ hành. Mâm ngũ quả thể hiện mong muốn con cháu thuận hòa, sung túc và thành đạt, nên nhất thiết phải có 5 loại quả chính là chuối, quất (quýt), lê, phật thủ, sung.

Chịu ảnh hưởng của văn hóa truyền thống, Ngũ quả - Ngũ hành trong văn hóa phương đông, là vạn vật dung hòa trong trời đất. Tuy không câu nệ nhiều ít, nhưng phải đủ lễ, đủ loại; trái cây phải chọn theo ý nghĩa, tuân theo Ngũ Hành mà bày cúng:

Quả phật thủ - bàn tay phật nhằm bảo vệ gia đình, hoặc bưởi: mong muốn an khang thịnh vượng; màu vàng ứng với Kim

Quả chuối: tượng trưng con cháu sum vầy, quây quần đầm ấm, màu xanh ứng với Mộc

Quả sung hoặc quả mây: tượng trưng cho sự sung túc, no ấm, màu xám ứng với Thổ

Quả quất, quả hồng: biểu trưng cho sự may mắn, màu đỏ ứng với Hỏa

Quả lê hoặc dưa lê: tượng trưng cho sự thành đạt, thăng tiến, màu trắng ứng với Thủy

Ngoài ra, có thể chưng thêm các loại quả khác như ớt, hồng xiêm, đu đủ… để mâm ngũ quả thêm sinh động và đẹp mắt.
Y nghia mam ngu qua trong van hoa 3 mien Viet Nam
 Miền Nam
Miền Nam                                                                

Mâm ngũ quả, theo tên gọi thể hiện mong muốn “Cầu - Sung - Dừa - Đủ - Xài” hoặc “Cầu - Dừa - Đủ - Xài - Sung”, ước mong cái gì lúc nào cũng đủ đầy, sung túc. Do vậy, mâm ngũ quả bắt buộc phải có: mãng cầu xiêm hoặc mạng cầu, dừa, đu đủ, sung, xoài. Ngoài ra, còn có thêm trái thơm (dứa hoặc khóm) với mong muốn con cháu đầy nhà, và một cặp dưa hấu đỏ cầu may mắn..

Với người miền Nam, mâm ngũ quả thể hiện rõ nét tính bình dị dân giã và sự thông minh hóm hỉnh. Họ mong muốn nhiều thứ, song chỉ cầu vừa đủ; mà mỗi người khác nhau, sao biết thế nào là đủ, dù nhiều bao nhiêu, cũng chỉ “đủ” mà thôi. Đó là sự khiêm tốn nhã nhặn, song rất thông minh, sáng tạo trong cách thể hiện. Đặc biệt, người miền Nam kỵ cúng một số trái  cây, vì theo phát âm tên gọi mang ý nghĩa không tốt:

Chuối: chúi nhủi, làm ăn không cất đầu lên được

Lê, táo (bom): lê lết và đổ bể, làm ăn dễ thất bại

Cam, quýt: quýt làm cam chịu
Y nghia mam ngu qua trong van hoa 3 mien Viet Nam
Miền Trung 
Miền Trung

Chịu ảnh hưởng văn hóa của miền Bắc và Miền Nam, trái cây không phong phú, đa dạng nên mâm ngũ quả của người miền Trung rất đơn giản.

Ngũ quả không cần đủ “Cầu - Sung - Dừa - Đủ - Xài” như người miển Nam, cũng không câu nệ Ngũ Quả - Ngũ Hành như người miền Bắc, cũng không kiêng kị cam, quýt như người miền Nam. Các loại trái cây mùa nào thức nấy. thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, thơm, sung, cam, quýt … đều có thể chưng trên mâm ngũ quả.

Mâm ngũ quả chỉ cần tươi ngon, đẹp mắt nhằm thể hiện lòng thành của con cháu với tổ tiên, không cần câu nệ quá nhiều.

Mâm ngũ quả ngày nay

Hiện nay, hội nhập và phát triển, người Việt vẫn duy trì phong tục cúng mâm ngũ quả truyền thống, nhưng không còn cứng nhắc như trước kia. Ngoài năm loại quả đặc trưng, kiêng kị theo từng vùng, các loại trái cây như thơm, nho, nhãn, dưa lưới, lê-ki-ma, cherry, vú sữa. quýt hồng, mận Úc… đều có thể thêm vào, để mâm ngũ quả thêm phong phú đa dạng và đẹp mắt.

Đặc biệt, mọi người chuộng chưng thêm thanh long kết hợp cùng quả mây, ngụ ý rồng mây gặp hội, rồng thỏa sức vẫy vùng, thăng tiến trên con đường sự nghiệp.

Những loại quả tạo hình đặc biệt mới, độc, lạ như dưa hấu vuông, dưa hấu thỏi vàng, dưa hấu xe hơi, bưởi hồ lô tạo hình chữ nổi Tài – Lộc; trái thơm tạo hình chim phượng….là mặt hàng “độc”, được săn tìm dịp tết, để mâm ngũ quả thêm “hoành tráng”, độc đáo khác biệt nhằm chứng tỏ “đẳng cấp” và mức độ “chịu chơi” của gia chủ.

Mâm ngũ quả ngày Tết, nét văn hóa đặc trưng của người Việt, hướng đến tổ tiên, nguồn cội. Mâm ngũ quả dâng cúng tổ tiên, với mong muốn an khang sung túc, là nét đẹp văn hóa cần gìn giữ cho thế hệ mai sau.

Thùy Anh (Tổng hợp)






Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ý nghĩa mâm ngũ quả trong văn hóa 3 miền Việt Nam