Cho rằng Trường đại học Luật TP.HCM đình chỉ 1 năm học đối với nữ sinh viên mang giáo trình photo vào trường là đúng với pháp luật và nội quy của trường, luật sư Nguyễn Văn Hậu - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài thương mại luật gia Việt Nam (VLCAC) mong muốn các sinh viên có ý thức bảo vệ quyền tác giả tại Việt Nam.

Ý kiến của luật sư vụ sinh viên luật bị đình chỉ học do photo giáo trình

Hồ Quang | 15/02/2017, 06:20

Cho rằng Trường đại học Luật TP.HCM đình chỉ 1 năm học đối với nữ sinh viên mang giáo trình photo vào trường là đúng với pháp luật và nội quy của trường, luật sư Nguyễn Văn Hậu - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài thương mại luật gia Việt Nam (VLCAC) mong muốn các sinh viên có ý thức bảo vệ quyền tác giả tại Việt Nam.

Chiều 14.2 trao đối với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới xung quanh việc nữ sinh viên năm thứ2 Khoa Luật dân sự, Trường đại học Luật TP.HCMbị đình chỉ 1 năm vì mang 8 cuốngiáo trình bản photo vào trường, luật sư Nguyễn Văn Hậu cho biết: theo quy định tại điểm a, khoản 1 điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009) thì tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác là một trong những loại hình tác phẩm được pháp luật bảo hộ quyền tác giả.

Theo luật sư Hậu, điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ đã liệt kê các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao, như tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân; trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình; trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại; sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu…

Việc sử dụng này không được làm ảnh hưởng đến sựkhai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

“Như vậy, pháp luật cho phép việc photo giáo trình để phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học của cá nhân. Nhưng nếu nữ sinh này photo giáo trình để sử dụng vào mục đích học tập, tặng cho… (dù với số lượng 1 bản) mà không có sự đồng ý của tác giả thì đã vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ”, luật sư Hậu nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Hậu cũng cho biết nội quy của Trường đại học Luật TP.HCM được ban hành căn cứ vào Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22.9.2010 về việc ban hành Điều lệ trường đại học.

Theo đó, hiệu trưởng trường này có quyền ban hành các quy chế, nội quy, quy định trong nội bộ trường nhằm đảm bảo việc điều hành, kiểm tra và giám sát mọi hoạt động của trường theo đúng các quy định hiện hành trên cơ sở quyết nghị của Hội đồng trường.

Điều này là phù hợp điều 85 Luật Giáo dục 2005 (đã sửa đổi bổ sung năm 2009, 2014 và 2015) quy địnhngười học có nhiệm vụ thực hiện nội quy, điều lệ nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.

Do đó việc nữ sinh này đã photo nhiều bản, nhiều loại giáo trình, theo luật sư Hậu là đã vi phạm pháp luật và nội quy của trường. Trong điều 8 của Nội quy trường này có quy định cấm “sao in và phát hành các loạigiáo trình, tài liệu học tập trái với các quy định của nhà trường và của pháp luật”. Nội quy này đã được Trường đại học Luật TP.HCM phổ biến cho các sinh viên thường xuyên, liên tục nên khi các em vi phạm, nhà trường có quyền xử lý theo nội quy.

“Thông qua sự việc này, tôi cho rằng không chỉ riêng các sinh viên luật mà cả những người khác có thể nhận thức đúng đắn hơn, góp phần bảo vệ quyền tác giả tại Việt Nam”, luật sự Hậu nhắn nhủ các sinh viên.

Trước đó, Trường đại học Luật TP.HCM đã ra quyết định số 41/QĐ-ĐHL ngày 20.1.2017 kỷ luật đình chỉ 1 năm học đối với sinh viên N.T.N.A (năm thứ 2, Khoa Luật dân sự) về hành vi“sao in và phát hành các loại giáo trình, tài liệu học tập trái với các quy định của nhà trường và của pháp luật”.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
một giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ý kiến của luật sư vụ sinh viên luật bị đình chỉ học do photo giáo trình