Khi các ca nhiễm COVID-19 tăng đột biến trở lại, một lần nữa Ý và Tây Ban Nha phải tiếp tục thực hiện các biện pháp cứng rắn để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh

Ý đóng cửa hàng loạt rạp chiếu phim, Tây Ban Nha ban bố tình trạng khẩn cấp

Đan Thuỳ | 27/10/2020, 05:10

Khi các ca nhiễm COVID-19 tăng đột biến trở lại, một lần nữa Ý và Tây Ban Nha phải tiếp tục thực hiện các biện pháp cứng rắn để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh

Mới đây, Thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã quyết định đóng cửa các rạp chiếu phim, phòng tập thể dục và hồ bơi bắt đầu từ ngày 26.10 do sự gia tăng đột biến của ca nhiễm COVID-19 tại đất nước này.

Trước đó, Ý đã nới lỏng các hạn chế trên toàn quốc do nền kinh tế của đất này bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lệnh phong toả kéo dài 10 tuần. Quốc gia này đã vượt qua nửa triệu ca nhiễm COVID-19 được xác nhận kể từ tháng Hai, khi nước này trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Thứ 7 vừa rồi, Ý đã ghi nhận kỷ lục mới về 19.644 ca nhiễm, cũng như 151 ca tử vong.

3623_rqzbovyttvfprckzzizu4bs3ry.jpg
Thủ tướng Ý Giuseppe Conte - Ảnh: Internet

Tình trạng khẩn cấp của Tây Ban Nha có hiệu lực vào 25.10 vừa rồi. Công dân nước này phải ở trong nhà từ 23h đêm đến 6h sáng trừ khi có lý do chính đáng như có công việc và các hoạt động thiết yếu khác.

Bên cạnh việc thực hiện lệnh giới nghiêm từ 23h đêm đến 6h sáng, chính phủ Tây Ban Nha cũng thông báo cho phép các vùng được toàn quyền quyết định việc cấm các công dân được đến hay đi sang các vùng khác. Ngoài ra, các vùng cũng được phép ra lệnh phong tỏa các khu dân cư hoặc các đô thị trong vùng nếu cần thiết.

Tây Ban Nha đã ghi nhận 110.000 ca nhiễm COVID-19 mới vào tuần trước, vượt qua cột mốc 1 triệu trường hợp trên cả nước. Thủ tướng Pedro Sánchez nhận định tình hình hiện nay vô cùng nguy hiểm và khuyến khích người dân nên ở nhà nhiều nhất có thể.

tay_ban_nha_kzmt.jpg
Tây Ban Nha đã ghi nhận 110.000 ca nhiễm COVID-19 mới vào tuần trước - Ảnh: Internet

Ông Sánchez cho biết ông muốn Quốc hội thông qua tình trạng khẩn cấp trong 6 tháng, cho đến ngày 9.5.2021.“Các chuyên gia ước tính đó là thời điểm chúng ta cần vượt qua giai đoạn tàn phá nặng nề nhất của đại dịch. Cái giá phải trả cho cuộc sống càng thấp càng tốt”, ông nói.

Tính đến hết ngày 25.10, Tây Ban Nha vẫn là nước có số ca mắc COVID-19 cao nhất châu Âu, với gần 1,1 triệu ca theo con số chính thức do Bộ Y tế Tây Ban Nha công bố. Tuy nhiên, chính Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez thừa nhận, số người mắc bệnh thực sự tại Tây Ban Nha phải ở mức trên 3 triệu người.

Tại Bỉ, chỉ 2 ngày sau khi áp lệnh giới nghiêm, chính quyền nước này tiếp tục siết chặt hơn khi đẩy giờ giới nghiêm lên 22h, thay vì 23h như trước. Toàn bộ các hoạt động văn hóa, thể thao bị cấm từ ngày 26.10. Hiện khu vực quanh thủ đô Brussels của Bỉ là vùng có tỷ lệ nhiễm virus cao nhất tại châu Âu.

Trong lúc đó tại Pháp, kỷ lục mới về số ca mắc trong ngày lại bị phá với trên 52.000 ca mắc ngày 25.10, cao hơn con số trên 42.000 ca của một ngày trước đó.

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ý đóng cửa hàng loạt rạp chiếu phim, Tây Ban Nha ban bố tình trạng khẩn cấp