Nằm trong danh sách Người giàu nhất Ấn Độ năm 2019 của Forbes, tỉ phú P.P. Reddy, vốn xuất thân trong một gia đình nông dân, có một kế hoạch tham vọng là di chuyển dòng sông.

Xuất thân từ nông dân, nay tỉ phú Ấn Độ có kế hoạch di chuyển cả một dòng sông

24/01/2020, 07:00

Nằm trong danh sách Người giàu nhất Ấn Độ năm 2019 của Forbes, tỉ phú P.P. Reddy, vốn xuất thân trong một gia đình nông dân, có một kế hoạch tham vọng là di chuyển dòng sông.

Tỉ phú P.P. Reddy (ngồi) và cháu trai P.V.Krishna Reddy - Ảnh từ Forbes

Tại bang Telangana ở miền Nam, Công ty Megha Engineering & Infrastructures Ltd (MEIL) của Megha đang xây dựng dự án tưới tiêu bằng thang có giá trị lớn nhất Ấn Độ. Dự án thủy lợi 14 tỉ USD Kaleshwaram này sẽ cung cấp khoảng 57 triệu mét khối nước mỗi ngày từ sông Godavri, con sông dài thứ hai Ấn Độ, đến vùng Telangana vốn luôn bị hạn hán.

“Việc này tương tự như việc di chuyển cả một dòng sông”, tỉ phú Ấn Độ P.P. Reddy nói.

Dự kiến hoàn thành vào năm 2024, dự án trên là một màn trình diễn của chính quyền Telangana. Nó cũng đã giúp tăng lợi nhuận ròng của MEIL lên 31 tỉ Rupee (tương đương 455 triệu USD) cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31.3.2019, với doanh thu tăng 23% lên tới 235 tỉ Rupee và đẩy tài sản ròng của gia đình Reddy tăng 6% lên 3,3 tỉ USD, đưa ông lên vị trí 39 từ vị trí 47 trong danh sách những Người giàu nhất Ấn Độ của Forbes.

Reddy là con thứ 5 trong một gia đình nông dân có 6 người con ở bang miền Nam Andhra Pradesh, khởi nghiệp với MEIL vào năm 1987. Khi còn làm việc tại một công ty sản xuất ống nước nhỏ, một trong những khách hàng đã khuyến khích ông mạo hiểm khởi nghiệp.

Và với 100.000 Rupee từ gia đình, MEIL đã ra đời và vào năm 1991, sau đó cháu trai của ông P.V. Krishna Reddy đã tham gia cùng ông sau khi tốt nghiệp ngành thương mại. Hiện tại, Krishna đang điều hành công ty với tư cách là giám đốc điều hành, còn Reddy là chủ tịch.

Reddy từng cho biết khi bắt đầu, ông không mong đợi lắm về loại hình công ty này. MEIL được khởi nghiệp từ một nhà thầu nhỏ xây dựng các dự án thủy lợi và nước uống. Phải mất một thập kỷ để đưa doanh thu hàng năm lên tới 200 triệu Rupee, ông Krishna cho biết thêm.

Tuy nhiên, đến năm 2010, MEIL đã đánh bại các dự án trên cả nước và nước ngoài. Ngày nay, nó hoạt động ở Jordan, Kuwait, Tanzania và Zambia. Gần đây MEIL đã mua lại Trevi Finanziaria Industriale, một công ty sản xuất giàn khoan dầu ngoài khơi của Ý để giúp hãng xâm nhập thị trường châu Âu.

MEIL là một trong những công ty kỹ thuật, thu mua và xây dựng có hệ thống quản lý tốt nhất Ấn Độ và trên thực tế công ty không có nợ, theo Giám đốc nghiên cứu và xếp hạng của Ấn - Ashoo Mishra.

Trong nước, dự án Kaleshwaram hứa hẹn sẽ đáp ứng tưới tiêu cho khoảng 728.000 ha đất nông nghiệp ở Telangana, nhưng vẫn có một số chỉ trích.

“Như kế hoạch dự án đã đưa ra, với chi phí lớn như vậy sẽ là một gánh nặng lớn đối với bang Telangana và người dân”, theo lời chuyên gia quản lý nước Biksham Gujja - người đã làm việc với WWF International. “Các chi phí vận hành và bảo trì mà chính phủ sẽ phải chi hàng năm sẽ vượt quá lợi nhuận của dự án”.

Tuy nhiên, Krishna không đồng ý với ý kiến này, ông cho rằng dự án là cách khả thi duy nhất để đưa nước đến Telangana, nằm ở độ cao 536 mét trên mực nước biển. “Đây là lời kêu gọi của Chính phủ”, ông trả lời và nói “Chúng tôi là những người kinh doanh”.

Phương Trang lược dịch từ Forbes

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xuất thân từ nông dân, nay tỉ phú Ấn Độ có kế hoạch di chuyển cả một dòng sông