Để đáp ứng nhu cầu dùng điện tại Việt Nam, điện than sẽ còn phát triển trong những năm tới nhưng điện gió và điện mặt trời sẽ bắt kịp xu hướng này, theo Reuters.

Xu thế bùng nổ năng lượng tái tạo tại Việt Nam

27/05/2019, 17:20

Để đáp ứng nhu cầu dùng điện tại Việt Nam, điện than sẽ còn phát triển trong những năm tới nhưng điện gió và điện mặt trời sẽ bắt kịp xu hướng này, theo Reuters.

Nhà máy điện gió tại Bạc Liêu - Ảnh: Internet

Theo Reuters, để tiếp tục tăng trưởng kinh tế cao, Việt Nam cần đáp ứng nhu cầu dùng điện trong nước với mức tăng ngày càng lớn. EVN ước tính nếu nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 1% thì nhu cầu dùng điện sẽ tăng 2% tương ứng.

Với dân số khoảng 100 triệu và tăng trưởng GDP hằng năm khoảng 7%, Việt Nam đã dự báo sản lượng điện cần tăng từ khoảng 47.000 megawatt (MW) hiện nay lên 60.000 MW vào năm 2020 và 129.500 MW vào năm 2030.

Mức dự sản lượng nguồn cung cấp điện của Việt Nam năm 2030 (từ trái sang thủy điện, điện than, điện khí, năng lượng tái tạo) theo Roland Berger Strategy Consultants - Ảnh: Reuters

Để đạt được các mục tiêu này, Việt Nam sẽ cần bổ sung nhiều hơn tổng công suất lắp đặt của Thái Lan vào năm 2025 và ngành điện của nước này có thể sẽ lớn hơn Anh vào giữa thập niên 2020.

Từng phụ thuộc vào thủy điện, nhưng để đáp ứng nhu cầu điện bùng nổ, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển điện than, vốn được xem là ô nhiễm. Theo nghiên cứu của Trung tâm Ash của Trường Harvard Kennedy về Việt Nam, việc sử dụng than của Việt Nam trong năm năm tới 2017 đã tăng 75%, nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới.

Quy hoạch điện 7 (PDP 7) của Việt Nam đặt trọng tâm phát triển điện than trong chu kỳ 2010 - 2020. Tuy nhiên theo các nhà phân tích thì Quy hoạch điện 8, kế hoạch định hướng cho ngành điện trong 10 năm tới sẽ được công bố cuối năm nay sẽ chuyển mạnh sang năng lượng tái tạo mà chủ đạo là điện gió và điện mặt trời.

Cụ thể, trong PDP 7 dự báo năng lượng điện than sẽ tăng gấp đôi thị phần phát điện từ 33% lên 66% vào năm 2030. Nhưng trong bản điều chỉnh của PDP 7 vào năm 2016 thì đã có sự xuất hiện của năng lượng tái tạo.

Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC) sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 6 này, dự báo sẽ mở ra cơ hội đầu tư lớn cho ngành năng lượng tái tạo. Hiện EVN đã cam kết mức giá mua điện mặt trời ở mức từ 6,67 đến 10,87 cent mỗi kWh và năng lượng gió ở mức 8,5 cent/kWh đối với cánh đồng gió trên bờ, 9,8 cent/kWh đối với các cơ sở ngoài khơi.

Nếu chính sách của chính phủ Việt Nam tiếp tục hỗ trợ năng lượng tái tạo, gió và mặt trời trở nên rẻ hơn và tốt hơn, ông Dieter Billen của công ty tư vấn Roland Berger cho rằng năng lượng tái tạo thậm chí có thể thách thức điện than thành nguồn điện lớn nhất của Việt Nam vào năm 2030.

Ái Vi (theo Reuters)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xu thế bùng nổ năng lượng tái tạo tại Việt Nam