Bộ Nội vụ mới đây đã có văn bản gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên trả lời ý kiến kiến nghị của cử tri tỉnh này về việc xử lý các trường hợp lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để thu lợi bất chính.

Xử lý nghiêm, dứt điểm các hành vi lợi dụng tôn giáo để kinh doanh, thu lợi bất chính

P.V | 10/02/2023, 16:50

Bộ Nội vụ mới đây đã có văn bản gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên trả lời ý kiến kiến nghị của cử tri tỉnh này về việc xử lý các trường hợp lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để thu lợi bất chính.

Cụ thể, cử tri tỉnh Hưng Yên kiến nghị tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đối với việc thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm, dứt điểm các trường hợp vi phạm, nhất là các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để kinh doanh, thu lợi bất chính.

Trả lời nội dung này, Bộ Nội vụ cho hay sau khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 có hiệu lực thi hành, bộ đã chỉ đạo Ban Tôn giáo Chính phủ tham mưu triển khai đồng bộ các nội dung quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

Trong đó có công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

Hàng năm, Ban Tôn giáo Chính phủ cũng đã chủ động tham mưu thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo như tham mưu xây dựng kế hoạch và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật ở các địa phương trọng điểm và xử lý, giải quyết theo thẩm quyền các vụ việc liên quan.

Kết quả đã tiến hành thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo tại 19 tỉnh, thành phố, kiểm tra việc thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo tại 13 tỉnh, thành phố.

Qua thanh tra, kiểm tra đã kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; chỉ ra những tồn tại, bất cập trong việc chấp hành pháp luật và hướng dẫn địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc góp phần ổn định tình hình và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

Nhiều kiến nghị, phản ánh liên quan đến tôn giáo được xem xét, giải quyết kịp thời đã giảm được tình trạng khiếu kiện đông người, kéo dài, vượt cấp, tạo lòng tin của nhân dân, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Đồng thời, đã nhận diện được các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới, lạ như: Hội thánh Đức chúa trời mẹ, Pháp Luân công Pháp môn Diệu âm; hiện tượng mê tín dị đoan “Búp bê Kuman Thong”…

Bộ Nội vụ cũng chỉ ra một số hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo lệch chuẩn, vi phạm pháp luật, nhất là các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để kinh doanh, thu lợi bất chính như hoạt động của nhóm “Câu lạc bộ tình người”, “Năng lượng gốc”…

Về cơ bản các vi phạm, hạn chế, tồn tại trong việc chấp hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đều thuộc thẩm quyền xử lý, giải quyết của UBND các cấp.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xử lý nghiêm, dứt điểm các hành vi lợi dụng tôn giáo để kinh doanh, thu lợi bất chính