Thời gian qua, dư luận xôn xao về đề xuất của “tư lệnh” ngành giáo dục: Chuyển giáo viên biên chế sang hợp đồng. Mục đích như được nói nhằm khắc phục sức ì, tư tưởng ỷ lại “biên chế”, không nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục; đồng thời tạo sự công bằng đối với giáo viên tâm huyết, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Xóa biên chế giáo viên: Lợi bất cập hại?

Lộc Trang | 11/06/2017, 16:11

Thời gian qua, dư luận xôn xao về đề xuất của “tư lệnh” ngành giáo dục: Chuyển giáo viên biên chế sang hợp đồng. Mục đích như được nói nhằm khắc phục sức ì, tư tưởng ỷ lại “biên chế”, không nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục; đồng thời tạo sự công bằng đối với giáo viên tâm huyết, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Thế nhưng, về cách thức, giải pháp thực hiện, không ít người hoài nghi về tính khả thi của đề xuất này.

1. Hội đồng thẩm định, đánh giá năng lực giáo viên đưa ra khỏi biên chế là những ai? Cấp quản lýnào? Thực hiện như thế nào cho bảo đảm thật chính xác, khách quan để mọi người tâm phục, khẩu phục?

Giao quyền tự chủ, tự quyết định cho hiệu trưởng là không ổn. Không phải hiệu trưởng nào cũng đủ tầm, đủ tâm, đủ năng lực. Bởi cơ chế đề bạt hiệu trưởng lâu nay dựa vào tiêu chí số 1phải là đảng viên, thứ đến mới là năng lực. Dễ xảy ra hiện tượng mất đoàn kết, tiêu cực, thậm chí tâm lýphục tùng cấp trên - khác gì người làm thuê cho ông chủ. Tránh sao được cái nạn lấy người nhà, người thân, có quan hệ… và loại bỏ người hay phản biện, bất đồng…

2. Căn cứ vào tiêu chí nào để có sự đánh giá minh bạch, chính xác, khách quan nhất về giáo viên không đạt “chuẩn biên chế”?

Năng lực giáo viên không chỉ thể hiện qua vài giờ dạy trên lớp mà suốt cả quá trình. Hiện nay, xếp loại đánh giá giáo viên cuối năm hầu hết đạt: hoàn thành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Vậy thì giáo viên nào sẽ "ra khỏi biên chế"?

3. Chất lượng giáo dục xuống thấp do cả đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lýcác cấp, chương trình, sách giáo khoa… chứ đâu riêng gì bộ phận giáo viên trì trệ, ì ạch trong giảng dạy. Vì vậy “xóa biên chế” để “tạo động lực nâng cao chất lượng giáo dục” là không thuyết phục! Hơn nữa, các chỉ tiêu cần hoàn thành để đạt danh hiệu thi đua lâu nay mang tính áp đặt. Hiện tượng đối phó, áp lực chạy theo thành tích là căn bệnh trầm kha của giáo dục. Chất lượng “không thật” không xuất phát từ giáo viên mà từ cơ chế quản lý, chỉ đạo cấp trên đưa ra chỉ tiêu thi đua.

4. Đội ngũ giáo viên vốn nhạy cảm, xuất phát lòng tự trọng, uy tín nghề nghiệp luôn tất bật, lo lắng sao cho hoàn thành mọi yêu cầu khi được thanh tra sư phạm hằng năm: dự giờ, hồ sơ đủ loại, các phong trào thi đua khác đã là áp lực rất lớn - nay thêm áp lực “vô hình” không biết khi nào chuyển sang giáo viên hợp đồng. Không hoang mang mới là điều lạ!

Thêm một lần bất an không đáng có vì “biên chế”. Một giáo viên bị “đưa ra khỏi biên chế” có thể không nghĩ nhiều về quyền lợi, nhưng là nỗi ám ảnh, đeo bám mãi trong đời khi đối mặt mọi người. Bởi họ không phục, nên họ không chịu “thất thủ” mà tìm mọi cách đối phó! Có điều đưa giáo viên này khỏi biên chế, tuyển giáo viên khác vào biên chế, một thời gian sau giáo viên đã được tuyển lại không đạt "chuẩn biên chế" nên phải đưa ra. Vậy “ra – vào” tạo nên sự xáo trộn không đáng có. Hơn nữa chuyển sang hợp đồng có bao giờ được tuyển vào biên chế lần 2 không? Nếu có thì thêm một lần bất ổn đội ngữ nhân sự. Nêu không thì cả đời cam chịu, phấn đấu, nỗ lực nữa để làm gì!

5. Cán bộ quản lýcác cấp không phải là đối tượng chuyển biên chế sang hợp đồng, trong khi họ chính là yếu tố quan trọng cùng giáo viên chịu trách nhiệm chất lượng giáo dục. Thật không công bằng!

6. Cuối cùng, khởi sự ban đầu là "xóa biên chế giáo viên" đến nay chỉ "thí điểm cho các trường Đại học, THPT có điều kiện" rõ là càng lún sâu vào tính "bất khả thi". "Điều kiện" ở đây là gì? Xem chừng có chiều hướng ngược lại với mục đích "nâng cao năng lực giáo viên". Chính "biên chế" níu giữ giáo viên gắn bó, ràng buộc với trường, đơn vị đang công tác. Vì danh dự, vì lòng tự trọng, họ khước từ công việc khác, đặc biệt là những giáo viên trong các trường Đại học, THPT, chí ít cũng là cử nhân, thạc sĩ...

Tóm lại mọi sự thay đổi phải tính đến hệ lụy của nó. Không có cách nào khác lại “xóa biên chế” để nâng cao chất lượng giáo dục, phải chăng lợi bất cập hại”? Dẫu là “thí điểm cho trường đại học, trung học phổ thông có điều kiện”. Liệu có bị “vật vờ” ngay từ khi thí điểm như dự án mô hình trường lớp VNEN, nay không biết về đâu… Một ý tưởng, đề xuất gây nhiều tranh cãi, hoài nghi dư luận, cần thận trọng xem xét tác động của nó đến nhiều vấn đề khác là vậy!

Lộc Trang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xóa biên chế giáo viên: Lợi bất cập hại?