Trong phần làm thủ tục phiên tòa, có một số luật sư đã đề nghị HĐXX trả hồ sơ điều tra lại theo đúng trình tự tố tụng. Về vấn đề này, Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa cho biết sẽ xem xét trong quá trình thẩm vấn.

Xét xử vụ Đồng Tâm: Luật sư đề nghị trả hồ sơ, HĐXX ‘sẽ xem xét nếu cần thiết’

Thu Anh | 07/09/2020, 11:48

Trong phần làm thủ tục phiên tòa, có một số luật sư đã đề nghị HĐXX trả hồ sơ điều tra lại theo đúng trình tự tố tụng. Về vấn đề này, Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa cho biết sẽ xem xét trong quá trình thẩm vấn.

Ngày 7.9, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với 29 bị cáo trong vụ “Giết người”, “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, TP.Hà Nội).

Trong phần làm thủ tục phiên tòa, các luật sư đề nghị triệu tập đại diện Công an TP.Hà Nội. Đáng chú ý, luật sư Lê Văn Hòa cho biết đã gửi bản kiến nghị đến Tòa án Hà Nội trước khi mở phiên tòa sơ thẩm; trong đó có đề nghị triệu tập các thành phần đến tham dự phiên tòa, bao gồm đại diện UBND xã Đồng Tâm, đại diện UBND huyện Mỹ Đức. Ngoài các cơ quan liên quan, luật sư cũng đề nghị triệu tập 2 nhân chứng là vợ của ông Lê Đình Kình và vợ của bị cáo Lê Đình Uy.

Bên cạnh ý kiến của luật sư Lê Văn Hòa, nhữngluật sư khác tham gia phiên tòa cũng bổ sung ý kiến, đồng thời đề nghị Tòa xem xét trả hồ sơ điều tra lại theo đúng thủ tục tố tụng.

Sau thời gian hội ý, HĐXX thông báo hiện Công an TP.Hà Nội đã có mặt. Vềđề nghị triệu tập 2 nhân chứng là vợ của ông Kình và bị cáo Uy, HĐXX ghi nhận và cho biếttrong quá trình thẩm vấn nếu cần thiết HĐXX sẽ triệu tập. Trước kiến nghị triệu tập lực lượng công an quân đội từ phíaluật sư, theo vị Chủ tọa, lực lượng công an quân đội không phải người tham gia tố tụng nên HĐXX thấy không cần triệu tập. Ngoài ra, liên quan đến đề nghị trả hồ sơ điều tra lại, HĐXX nhận định: “Trong phần thẩm vấn, nếu thấy cần thiết HĐXX sẽ xem xét vấn đề này”.

Trong vụ án này, 29 bị cáo bị truy tố và đưa ra xét xử - Ảnh chụp màn hình

Hiện đại diện VKS đang tiến hành công bố bản cáo trạng. Theo cáo trạng truy tố, mặc dù biết rõ đất cánh đồng Sênh ở xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) là đất quốc phòng đã được Thanh tra TP.Hà Nội và Thanh tra Chính phủ kết luận, các cơ quan chức năng TP.Hà Nội và Trung ương đã tổ chức đối thoại với nhân dân xã Đồng Tâm để người dân hiểu và yêu cầu nhân dân thực hiện đúng quy định của pháp luật, nhưng từ năm 2013, ông Lê Đình Kình (SN 1936) đã cùng Lê Đình Công, Nguyễn Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển và một số người tại địa bàn xã Đồng Tâm thành lập “Tổ đồng thuận” với mục đích chiếm lại đất đồng Sênh chia nhau.

Theo đó, họ thường xuyên lôi kéo, kích động quần chúng nhân dân khiếu kiện phức tạp về việc quản lý, sử dụng đất của chính quyền xã Đồng Tâm; sử dụng mạng xã hội tuyên truyền đất đồng Sênh là của xã Đồng Tâm; đồng thời kêu gọi người dân xã Đồng Tâm “đấu tranh để giữ đất”.

Khi biết thông tin Công an TP.Hà Nội phối hợp với Quân chủng Phòng không - Không quân (Bộ Quốc phòng) triển khai bảo vệ lực lượng thi công xây dựng tường rào Sân bay Miếu Môn trên đất đồng Sênh, ông Kình đã cùng với các bị cáo góp tiền mua 10 quả lựu đạn, mua xăng làm 85 chai bom xăng, mua khoảng 10 tuýp sắt có gắn dao bầu và liềm, nhặt gạch đá, làm bùi nhùi… nhằm tấn công lực lượng chức năng.

Ngày 9.1.2020, khi lực lượng Công an đến chốt cổng làng thôn Hoành, xã Đồng Tâm (cách nhà ông Kình khoảng 50 mét) để bảo vệ mục tiêu theo kế hoạch, đã bị các bị cáo trong vụ án dùng bom xăng, lựu đạn, hung khí tấn công. Trong quá trình kiên quyết trấn áp hành vi đặc biệt nguy hiểm của các bị cáo, 3 cán bộ chiến sĩ Công an đã hy sinh.

Cơ quan điều tra đã kết luận hành vi của ông Lê Đình Kình cấu thành tội “Giết người”, cùng các bị cáo Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển và Nguyễn Quốc Tiến giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu, vừa chỉ đạo các bị cáo khác vừa trực tiếp thực hiện tội phạm. Các bị cáo Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Lê Đình Uy là những người tham gia tích cực và trực tiếp thực hiện tội phạm “Giết người”. Những bị cáo còn lại được xác định là đồng phạm với vai trò giúp sức. Trong vụ án này, do ông Kình đã chết nên Cơ quan điều tra không đề cập xử lý.

Nhã Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xét xử vụ Đồng Tâm: Luật sư đề nghị trả hồ sơ, HĐXX ‘sẽ xem xét nếu cần thiết’