Ngày 24.1, các luật sư và đại diện VKS tiếp tục phần tranh luận trong phiên xét xử vụ án chạy thận gây chết người xảy ra tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình.

Xét xử vụ chạy thận tại Hòa Bình: Tranh cãi nguyên nhân gây chết người

Thu Anh | 24/01/2019, 17:42

Ngày 24.1, các luật sư và đại diện VKS tiếp tục phần tranh luận trong phiên xét xử vụ án chạy thận gây chết người xảy ra tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình.

Bào chữa cho bị cáo Đỗ Anh Tuấn (Giám đốc Công ty Thiên Sơn), luật sư Phạm Quang Hưng tiếp tục tung chứng cứ chứng minh nguyên nhân gây chết người.

Theo Luật sư Hưng, kết luận giám định của Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) xác định nguyên nhân gây tử vong là do ngộ độc Florour. Tuy nhiên, kết luận điều tra và Cáo trạng của Viện KSND tỉnh Hòa Bình lại khẳng định nguyên nhân gây chết người đối với các bệnh nhân chạy thận là do tồn dư Axit Flohydric (HF), điều này không phù hợp với kết quả giám định của Viện Khoa học hình sự.

Thực tế điều tra cho thấy, Bùi Mạnh Quốc sử dụng 3 loại hóa chất trong quá trình sục rửa gồm: Axit Flohydric (HF), Axit Clohydric (HCL) và Javen. Như vậy, vị luật sư cho rằng kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình và kết luận của Cáo trạng là không hợp lý khi chỉ có HF.

Các luật sư tham gia phiên tòa - Ảnh: N.T

Theo quan điểm của luật sư, vấn đề mấu chốt của vụ án này là cần làm rõ hóa chất Florour tìm thấy trong cơ thể các nạn nhân do đâu mà có, ai đưa vào, vô tình hay cố ý. Tuy nhiên, các cơ quan tố tụng đã điều tra, truy tố và đang xét xử đối với bị cáo không sử dụng Florour.

Luật sư Phạm Quang Hưng cho biết đây chính là nguyên nhân khiến phiên tòa ngày 19.1 ông đề nghị HĐXX cho ông được giao nộp “chứng cứ bí mật” vì xuyên suốt quá trình điều tra, VKS vẫn khẳng định nguyên nhân gây chết người là “nước ở tank RO số 2 vẫn còn tồn dư Axit Flohydric (HF) được truyền đến hệ thống đường nước nối với 18 máy chạy thận”.

Cũng theo luật sư Hưng, không có đủ yếu tố cấu thành tội phạm đối với thân chủ của ông là bị cáo Đỗ Anh Tuấn.Theo quan điểm của luật sư, phía Công ty Thiên Sơn cho thuê 5 máy chạy thận, chủ thể của hợp đồng đề rõ là Công ty Thiên Sơn và bệnh viện; hoàn toàn không liên quan đến cá nhân ông Tuấn.

Cùng bào chữa cho bị cáo Đỗ Anh Tuấn, đồng tình với luật sư đồng nghiệp, luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương cho rằng bị cáoĐỗ Anh Tuấn không phải là chủ thể của tội Thiếu trách nhiệm mà VKS truy tố. BVĐK tỉnh Hòa Bình đã vi phạm hợp đồng, việc sửa chữa hệ thống RO số 2 vẫn chưa thực hiện xong. Nếu sau 2-3 ngày mà chưa bàn giao thì mới có thể quy kết trách nhiệm của Thiên Sơn, nhưng đây là thực hiện liên tục.

Đối đáp lại quan điểm bào chữa của các luật sư, theo đại diện VKS, quan điểm của luật sư Hưng khẳng định có dấu hiệu vụ án “đầu độc giết người”, VKS đã được tiếp cận chứng cứ giao nộp, quan điểm của luật sư không chính xác, không khách quan vì hóa chất Florua là phù hợp với nguồn gốc HF mà bị cáo Bùi Mạnh Quốc đã sử dụng.

Về hàm lượng Florua bất thường tại các quả lọc, không đồng đều nhau, VKS cho rằng đó là điều bình thường, phù hợp với thực tế vì nồng độ Florua ở hệ thống RO số 2 khi vận hành sẽ thay đổi liên tục. Và nồng độ Florua còn phụ thuộc vào tỉ lệ trộn giữa nước RO và dung dịch lọc.

Bị cáo Đỗ Anh Tuấn cùng luật sư - Ảnh: T. Anh

Không thực hiện cam kết

Trước đó, trong phần luận tội, VKS cho rằng hợp đồng đặt máy chạy thận tại BVĐK tỉnh Hòa Bình đã phát sinh trách nhiệm của Công ty Thiên Sơn. Bị cáo Đỗ Anh Tuấn là người ký HĐ 315 về việc sửa chữa hệ thống RO 2 nhưng đã không thực hiện cam kết trong HĐ, bỏ mặc Quốc tự sửa chữa hệ thống RO ngày 28.5.2017. Đỗ Anh Tuấn không triển khai nội dung HĐ 315 cho Quốc biết để thực hiện, sau khi xảy ra sự cố mới ký HĐ 5 với Công ty Trâm Anh.

Ngoài ra, theo VKS, Công ty Thiên Sơn đã cử người lên bệnh viện đếm số ca chạy thận, các chứng từ đều do bị cáo Tuấn ký duyệt, vì vậy bị cáo phải biết từ trước đến khi xảy ra sự cố bệnh viện chưa bao giờ phải dừng việc chạy thận để xét nghiệm nguồn nước. Do vậy, Đỗ Anh Tuấn nhận biết rõ mối nguy hiểm khi không thực hiện xét nghiệm nước, không nhắc nhở Quốc về việc phải xét nghiệm nguồn nước.

Đỗ Anh Tuấn hoàn toàn có quyền yêu cầu Quốc không bàn giao thiết bị khi chưa xét nghiệm chất lượng nước theo nội dung cam kết, nhưng đã không thực hiện việc này. VKS cho rằng việc truy cứu Đỗ Anh Tuấn tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” là đúng người đúng tội.

Tuy nhiên, VKS cũng ghi nhận bị cáo có nhân thân tốt, đã chủ động hỗ trợ cho các gia đình nạn nhân nên đề nghị HĐXX ghi nhận tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Vì vậy, VKS đề nghị mức án đối với bị cáo Đỗ Anh Tuấn từ 36-42 tháng tù.

Nhã Thanh

Luật sư của bị cáo Bùi Mạnh Quốc đổ lỗi cho đội ngũ y bác sĩ

Bị cáo Hoàng Công Lương bị đề nghị 36-42 tháng tù

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xét xử vụ chạy thận tại Hòa Bình: Tranh cãi nguyên nhân gây chết người