Trong xếp hạng công khai ngân sách POBI 2020, Vĩnh Long đầu bảng xếp hạng, đạt 93,68 điểm; 2 tỉnh công khai ít thông tin nhất là Bình Phước (3,84 điểm) và Đắk Lắk (23,41 điểm).

Xếp hạng công khai ngân sách: Vĩnh Long đầu bảng, Bình Phước, Đắk Lắk xếp cuối

Lam Thanh | 03/06/2021, 13:09

Trong xếp hạng công khai ngân sách POBI 2020, Vĩnh Long đầu bảng xếp hạng, đạt 93,68 điểm; 2 tỉnh công khai ít thông tin nhất là Bình Phước (3,84 điểm) và Đắk Lắk (23,41 điểm).

Tại hội thảo "Công bố Chỉ số công khai ngân sách tỉnh POBI 2020" do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách tổ chức sáng 3.6, điểm chỉ số trung bình về công khai ngân sách tỉnh đạt 69,09 điểm trên tổng số 100 điểm quy đổi xếp hạng.

ngan-sach.jpg
Công bố chỉ số công khai ngân sách 2020

So với kết quả năm 2019, điểm trung bình chỉ số POBI 2020 tăng thêm 3,54 điểm.

Năm 2020, có 27 tỉnh công khai đầy đủ tài liệu và thông tin về ngân sách nhà nước, tăng 3 tỉnh so với năm 2019. Số tỉnh công khai tương đối đầy đủ là 29 tỉnh, tăng 2 tỉnh so với năm 2019. Số tỉnh công khai chưa đầy đủ và công khai ít lần lượt là 5 và 2 tỉnh, giảm lần lượt 4 và 1 tỉnh so với năm 2019.

Trong xếp hạng công khai ngân sách POBI 2020, Vĩnh Long là tỉnh đứng đầu bảng xếp hạng, đạt 93,68 điểm. Đà Nẵng xếp thứ hai với 92,26 điểm và Bà Rịa-Vũng Tàu xếp thứ ba với 90,45 điểm.

3 tỉnh này đều là những tỉnh có xếp hạng cao thuộc top 5 tỉnh đứng đầu của bảng xếp hạng POBI năm 2019. Đáng tiếc là tỉnh Quảng Nam năm 2019 đứng đầu bảng xếp hạng thì năm 2020 đã tụt xuống vị trí thứ 17. Mặc dù vậy, Quảng Nam vẫn thuộc nhóm công khai đầy đủ thông tin với 81,83 điểm.

2 tỉnh công khai ít thông tin nhất trong kết quả xếp hạng POBI 2020 đó là Bình Phước (3,84 điểm) và Đắk Lắk (23,41 điểm). Đáng khích lệ nhất đó là tỉnh Lạng Sơn, nếu như năm 2019 tỉnh này đứng áp chót bảng xếp hạng thì năm 2020 đã vươn lên đứng thứ 16 với 82,3 điểm, thuộc nhóm tỉnh công khai đầy đủ thông tin.

Kết quả khảo sát POBI 2020 cho thấy đã có sự cải thiện về điểm xếp hạng so với năm 2019, nhưng mức độ cải thiện là không đáng kể. Điểm bình quân POBI 2020 là 69,09 điểm.

ngan-sach-2.png
Kết quả công khai ngân sách của các tỉnh

Mặc dù có thay đổi về tỉnh đứng đầu bảng xếp hạng so với năm 2019 tuy nhiên nhóm các tỉnh có thành tích tốt trong các năm trước đây vẫn tiếp tục duy trì vị trí top đầu trong bảng xếp hạng.

Kết quả POBI 2020 cho thấy sự cải thiện về tính sẵn có của các tài liệu ngân sách bắt buộc phải công khai. Tuy nhiên, báo cáo ngân sách nhà nước dành cho công dân và báo cáo tình hình nợ công của tỉnh vẫn có tỷ lệ công khai tương đối thấp, thậm chí còn giảm nhẹ đối với tài liệu về nợ công của tỉnh. Do đó, nhóm nghiên cứu tiếp tục khuyến nghị các địa phương cần công bố công khai hai loại tài liệu này để đảm bảo việc công khai được minh bạch hơn và rõ ràng hơn.

Năm 2020 cũng là năm đầu tiên thực hiện việc chấm điểm công khai tài liệu về Báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước năm 2017, 2018 hoặc 2019 và chỉ có 20 tỉnh có công bố tài liệu này.

Điều này không những ảnh hưởng tới kết quả xếp hạng công khai của tỉnh mà còn ảnh hưởng tới việc tiếp cận thông tin kịp thời của người dân.

Ngoài việc công khai đầy đủ số lượng các bảng biểu của từng loại tài liệu, các địa phương cần công khai chính xác theo đúng biểu mẫu được hướng dẫn tại Thông tư 343/2016/TT-BTC.

Về tính thuận tiện, kết quả chấm POBI 2020 cho thấy sự tiến bộ vượt bậc về tính thuận tiện khi mà 100% số tỉnh có thư mục công khai ngân sách và đa số các tỉnh công bố tài liệu dưới dạng word/excel dễ dàng sử dụng và chuyển đổi.

Cũng theo khảo sát này, đa số các tỉnh có mức tăng hoặc giảm của chi thường xuyên cho GD-ĐT và y tế, dân số chậm hoặc nhanh hơn so với mức tăng/giảm của tổng chi thường xuyên. Điều này cho thấy các địa phương vẫn chưa chú trọng trong việc đầu tư cho các hoạt động liên quan đến GD-ĐT, y tế và dân số. Do đó, việc lập dự toán trong các năm tiếp theo cần chú trọng tới các chỉ tiêu này.

Đối với dự toán thu ngân sách và dự toán chi đầu tư phát triển trong quyết toán ngân sách năm 2019, mức độ tin cậy rất thấp, lần lượt chỉ đạt 9% và 8%. Do đó, việc lên kế hoạch lập dự toán cần được tính toán và xem xét một cách kĩ lưỡng và cẩn trọng để đảm bảo mức chênh lệch giữa số dự toán và số quyết toán không nhiều hơn quá 5%.

ngan-sach-3.png
Chỉ số sự tham gia của người dân

Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng sự tham gia của người dân đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình ngân sách. Tuy nhiên, kết quả chấm POBI 2020 chưa cho thấy sự cải thiện đáng kể về sự tham gia của người dân.

Việc tiếp nhận và phản hồi của các cơ quan quản lý nhà nước về ngân sách cấp tỉnh còn chậm và hạn chế do đó các tỉnh cần chủ động hơn trong việc tiếp nhận và phản hồi các câu hỏi, thắc mắc của người dân.

Kết quả cho thấy chỉ có 25 trên tổng số 63 tỉnh có công khai quy chế/quy trình cung cấp thông tin cho người dân. Ngoài ra, có 16 tỉnh/thành phố đã sử dụng các kênh mạng xã hội như Facebook, Zalo để dễ dàng hơn trong việc tương tác với người dân, thiết nghĩ việc làm này nên được nhận rộng ra các địa phương còn lại trên cả nước.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xếp hạng công khai ngân sách: Vĩnh Long đầu bảng, Bình Phước, Đắk Lắk xếp cuối