Xâm nhập mặn ở ĐBSCL mùa khô năm 2020-2021 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm nhưng không nghiêm trọng như mùa khô năm trước.

Xâm nhập mặn tại ĐBSCL đang giảm nhưng vẫn ở mức cao

Nguyên Việt | 23/03/2021, 21:08

Xâm nhập mặn ở ĐBSCL mùa khô năm 2020-2021 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm nhưng không nghiêm trọng như mùa khô năm trước.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia khuyến nghị trong đợt mặn từ 27- 31.3 tới đây, các địa phương cần hạn chế tưới (tưới nước tối thiểu) nhằm giảm thiểu thiệt hại sản xuất.

Với cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, chịu mặn kém, trước khi tưới cần kiểm tra nồng độ mặn. Các địa phương cần chủ động các biện pháp trữ nước và cấp nước phục vụ sinh hoạt trong thời kỳ này. Cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở ĐBSCL trong đợt này ở cấp 1-2.

xam-nhap-man-cuoi-thang-3.jpg
Các địa phương vùng ĐBSCL cần có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn kịp thời - Ảnh: K.H

Những ngày cuối tháng 3.2021, ở thượng nguồn sông Mekong và khu vực Nam Bộ thường có mưa cục bộ vào chiều tối, ngày nắng. Nhiệt độ cao nhất tại khu vực được dự báo phổ biến ở từ 31- 34 độ C, có nơi trên 35 độ C. Nhiệt độ thấp nhất ban đêm dao động chủ yếu ở từ 22- 25 độ C.

Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu biến đổi chậm, sau đó sẽ lên lại theo triều. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu và Châu Đốc (An Giang) lần lượt là 1,4 mét và 1,6 mét, cao hơn trung bình năm ngoái cùng kỳ từ 0,2 - 0,3 mét. Xu thế xâm nhập mặn từ nay đến cuối tháng 3.2021 ở các sông Vàm Cỏ, sông Cửu Long xu thế tăng cao từ ngày 27- 31.3. Riêng sông Cái Lớn xâm nhập mặn duy trì ở mức cao từ 21- 27.3 và 30 - 31.3.

Độ mặn cao nhất tại các trạm trong thời kỳ này ở mức tương đương và cao hơn so với độ mặn cao nhất từ 11- 20.3. Chiều sâu ranh mặn 1 g/l trong thời kỳ này có phạm vi xâm nhập vào các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây từ 100-110 km; Cửa Tiểu, Cửa Đại từ 55-63 km; Hàm Luông, Cổ Chiên từ 65-73 km; sông Hậu từ 50-55 km; Cái Lớn từ 60-65 km.

Chiều sâu ranh mặn 4 g/l trong thời kỳ này có phạm vi xâm nhập vào các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây từ 85-96 km; Cửa Tiểu, Cửa Đại từ 42-50 km; Hàm Luông, Cổ Chiên từ 55-64 km; sông Hậu từ 45-50 km; Cái Lớn từ 50-56 km.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho hay, tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mêkông, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn.

Bài liên quan
Hội thảo tìm giải pháp thực tiễn cho nuôi trồng thủy sản bền vững ở ĐBSCL
Ngày 27.11, Hội thảo “Giải pháp thực tiễn cho nuôi trồng thủy sản bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long” do Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) và Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp Hà Lan - Việt Nam đã phối hợp tổ chức tại TP.Cần Thơ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xâm nhập mặn tại ĐBSCL đang giảm nhưng vẫn ở mức cao