66 triệu năm trước, 2 sự kiện bi thảm tàn phá Trái đất, trong đó, tiểu hành tinh rơi xuống đã giết chết khủng long còn hoạt động núi lửa dẫn đến sự nóng lên toàn cầu dần dần giúp khôi phục sự sống sau hậu quả do thiên thạch rơi gây ra.

Xác định thủ phạm gây ra cái chết của khủng long

18/01/2020, 11:38

66 triệu năm trước, 2 sự kiện bi thảm tàn phá Trái đất, trong đó, tiểu hành tinh rơi xuống đã giết chết khủng long còn hoạt động núi lửa dẫn đến sự nóng lên toàn cầu dần dần giúp khôi phục sự sống sau hậu quả do thiên thạch rơi gây ra.

Thiên thạch rơi xuống Trái đất là nguyên nhân duy nhất gây ra cái chết cho khủng long - Ảnh : irishnews.com

Theo Science, cái chết của khủng long chỉ có thể là do lỗi của tiểu hành tinh (asteroid) rơi xuống Trái đất, chứ không phải hoạt động của núi lửa.

Đây là kết luận của một nhóm khoa học quốc tế do các chuyên gia từ Đại học Yale (Mỹ) dẫn đầu. Từ trước đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa đi đến một kết luận thống nhất nào về lý do khủng long bị tuyệt chủng. Có 2 giả thuyết chính trong giới khoa học, là một thiên thạch rơi xuống Trái đất và hoạt động núi lửa cách đây 66 triệu năm ở Ấn Độ trong khu vực được gọi là bẫy Deccan.

Để thiết lập sự phát thải chính xác của khí núi lửa, một nhóm nghiên cứu đã so sánh sự thay đổi nhiệt độ toàn cầu và sự hiện diện của các đồng vị carbon từ các hóa thạch biển với các mô hình về hiệu ứng khí hậu do sự giải phóng mạnh mẽ carbon dioxide vào khí quyển. Cuối cùng, các nhà khoa học đã đi đến kết luận rằng hầu hết lượng khí carbon dioxide đã đến khí quyển rất lâu trước khi một thiên thạch rơi xuống. Thành thử, một đòn tấn công thiên thạch là nguyên nhân duy nhất gây ra cái chết cho khủng long.

Hoạt động núi lửa ở cuối kỷ Phấn trắng dẫn đến sự nóng lên toàn cầu dần dần, khi nhiệt độ trên Trái đất tăng trung bình 2 độ C. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, điều này không thể dẫn đến sự tuyệt chủng hàng loạt, một số loài chỉ đơn giản di chuyển đến cực bắc hoặc cực nam để duy trì điều kiện sống bình thường của chúng.

Như vậy, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, núi lửa có thể đã đóng một vai trò quan trọng trong sự gia tăng của các loài khác nhau sau khi khủng long bị tuyệt chủng vì thiên thạch rơi.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xác định thủ phạm gây ra cái chết của khủng long