Nghiên cứu dữ liệu trên 132 quốc gia để đo lường mối quan hệ giữa tình trạng hạnh phúc (wellbeing) và tuổi tác, giáo sư Anh David Blanchflower khẳng định ở mỗi quốc gia đều có một đường cong hạnh phúc hình chữ U trong suốt cuộc đời, đạt mức thấp nhất trong các quốc gia đang phát triển tại thời điểm 48,2 tuổi và ở các nước phát triển là 47,2 tuổi.

Xác định được độ tuổi không may mắn trong cuộc đời

16/01/2020, 06:28

Nghiên cứu dữ liệu trên 132 quốc gia để đo lường mối quan hệ giữa tình trạng hạnh phúc (wellbeing) và tuổi tác, giáo sư Anh David Blanchflower khẳng định ở mỗi quốc gia đều có một đường cong hạnh phúc hình chữ U trong suốt cuộc đời, đạt mức thấp nhất trong các quốc gia đang phát triển tại thời điểm 48,2 tuổi và ở các nước phát triển là 47,2 tuổi.

Biểu đồ đường cong hạnh phúc ở Mỹ - Ảnh: David G. Blanchflower

Theo Bloomberg, độ tuổi không may mắn nhất, có nghĩa là cuộc khủng hoảng tuổi trung niên (midlife crisis) ở Nga và các nước đang phát triển khác là 48,2 tuổi.

Tác giả của công trình nghiên cứu, giáo sư David Blanchflower của Đại học Dartmouth, từng là nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Anh, đã nghiên cứu dữ liệu trên 132 quốc gia để đo lường mối quan hệ giữa tình trạng hạnh phúc (wellbeing) và tuổi tác.

Vị giáo sư mô tả trạng thái hạnh phúc của cư dân của 132 quốc gia trên thế giới dưới dạng đường cong hình chữ U, trong đó điểm thấp nhất cho thấy tuổi bất hạnh nhất khi xảy ra cuộc khủng hoảng tuổi trung niên (midlife crisis). Đối với mỗi quốc gia, thời điểm này đều là ở tuổi trung niên, bất kể mức thu nhập và tuổi thọ.

Công trình nghiên cứu đã đề cập đến 95 quốc gia đang phát triển, bao gồm cả Nga, Trung Quốc, Brazil, Israel và Hàn Quốc. Ở nước nào cũng vậy, cứ đến tuổi 48,2 là được gọi là độ tuổi trung bình xảy ra “đỉnh điểm bất hạnh”.

Trong 37 quốc gia được coi là phát triển gồm các nước EU, Mỹ, Canada, Úc, Thụy Sĩ, Na Uy và Nhật Bản, độ tuổi khốn khổ nhất trung bình là 47,2 tuổi.

Giới khoa học cho rằng công trình nghiên cứu kiểu này càng trở nên có giá trị bức thiết tại thời điểm có sự nhận thức rõ ràng trong xã hội về tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe tâm thần, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và toàn cầu hóa gia tăng.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xác định được độ tuổi không may mắn trong cuộc đời