Tí và Tèo là đôi bạn thân từ nhỏ, tuy sở thích mỗi người một khác nhưng đều có chung tình yêu da diết với bóng đá. Một hôm hai chàng hẹn gặp nhau tại quán cà phê, rồi say sưa bàn luận về các trận đấu của kì World Cup năm nay. Được một lúc, Tí hỏi Tèo:

World Cup 2014: Chuyện ‘sút gần – sút xa’ và số bàn thắng

Một Thế Giới | 15/07/2014, 13:52

Tí và Tèo là đôi bạn thân từ nhỏ, tuy sở thích mỗi người một khác nhưng đều có chung tình yêu da diết với bóng đá. Một hôm hai chàng hẹn gặp nhau tại quán cà phê, rồi say sưa bàn luận về các trận đấu của kì World Cup năm nay. Được một lúc, Tí hỏi Tèo:

- Ông nghĩ rằng cầu thủ sút ở trong hay ngoài vòng 16m50 thì khả năng ghi bàn cao hơn?

Không chút suy nghĩ, Tèo liền trả lời:

- Dĩ nhiên là sút càng gần cầu môn thì càng chắc ăn rồi!

- Ông nói vậy chứ có tính tới chuyện cầu thủ sẽ phải dắt bóng thêm một đoạn dài, đối phương phản ứng kịp, co cụm phòng thủ trước khu vực 16m50 và thế là khó có điều kiện dứt điểm hơn chưa? – Tí tiếp.

Đăm chiêu suy nghĩ một lúc, nhấp một ngụm cà phê xong, Tèo rủ Tí mở mạng internet lên để cùng nghiên cứu…

Có lẽ ai cũng đồng ý rằng bàn thắng chính là cơ sở tạo ra các cung bậc cảm xúc khó tả và đặc biệt nhất trong bóng đá. Vì vậy mà ghi bàn để giành chiến thắng là mục tiêu chung của tất cả các đội.

Để đạt được mục đích đó, việc ghi được số bàn thắng tối ưu trong cơ sở số lần sút bị giới hạn ở mỗi trận trở nên quan trọng. Theo các con số thống kê tại kì World Cup 4 năm về trước, chỉ có 3% tổng số cú sút xa thành bàn. Ngược lại, có đến 15% cú sút trong vòng 16m50 ‘không chỉ đơn thuần là một cú sút’. Như vậy, tại sao các đội vẫn còn sử dụng cách thức sút xa khá nhiều như hiện nay?

Có 2 lý do khả dĩ nhất: (1) Mang tính chất thời cơ, sút xa có ưu thế trong việc rút ngắn thời gian dẫn bóng, khiến cho đối phương không kịp thành lập trận địa phòng thủ trong khu vực 16m50. (2) Ghi nhận khoảng cách bắt đầu sút bóng chưa thể hiện được tính khả thi của việc đưa bóng vào vòng cấm để thực hiện cú dứt điểm.

Ví dụ, các cầu thủ của đội X khi nhận được bóng sẽ thực hiện dẫn bóng vào khu cấm địa rồi mới dứt điểm. Họ có tổng cộng 100 cơ hội, tuy nhiên để mất bóng 80 lần và chỉ thực hiện được 20 cú sút. Theo tỉ lệ được ghi nhận bên trên, 20 lần sút với hiệu quả 15% sẽ ghi được 3 bàn thắng, tương ứng với 3 bàn thắng của 100 lần sút xa.

Câu hỏi của Tí do vậy mà trở nên gay cấn: “Sút ở vị trí nào đạt hiệu quả tối ưu nhất?”.

Tại mùa giải năm nay, tính tới trước trận tranh hạng 3 và chức vô địch, đã có 62 trận đấu diễn ra. Ghi nhận số liệu chung từ tất cả các trận đấu trên cho thấy 10% số lần sút trong vòng cấm thành bàn, nhiều gấp 5 lần so với trường hợp sút xa (Hình 1).

Khi tiếp tục phân tích, so sánh từng cặp hiệu suất ghi bàn trong – ngoài vòng 16m50 cho từng đội thì kết quả thu được cũng tương tự như trên. Ngoài ra, trong số 10 đội đã có bàn thắng từ các cú sút xa, chỉ có Costa Rica, Hàn Quốc, và Argentina có hiệu suất ghi bàn từ xa tương đương với hiệu suất khi thực hiện tấn công vào trong vòng cấm (Hình 2).

World Cup 2014: Chuyen ‘sut gan – sut xa’ va so ban thang
Hình 1: Hiệu suất ghi bàn trung bình (thống kê chung 62 trận đấu) khi tấn công vào vùng cấm địa (bên trái) cao hơn gấp 5 lần so với khi sút từ xa (bên phải). 
World Cup 2014: Chuyen ‘sut gan – sut xa’ va so ban thang
Hình 2: So sánh từng cặp hiệu suất ghi bàn từ xa (màu xanh) và tấn công vào vùng cấm địa (màu cam) cho từng đội trong danh sách 32 đội tuyển tại kì World Cup 2014 (tính tới trước trận tranh hạng 3 và trận chung kết tìm ngôi vương mới). 
Tìm hiểu tới đây, Tí và Tèo đồng ý với nhau một điều rằng hạn chế sút xa đến còn mức tối thiểu là một chiến thuật hợp lý. Tuy nhiên, nếu sở hữu cầu thủ với hiệu suất ghi bàn ngoài vòng 16m50 gần mức 10% thì… cứ tiếp tục để cầu thủ ấy phát huy.

Điều đó không chỉ đúng đắn về mặt chiến thuật (theo số liệu trên) mà còn làm lối chơi toàn đội trở nên đa dạng hơn, biết đâu sẽ còn làm tăng khả năng ghi bàn thắng chung của cả đội bóng!?

Nhóm tác giả của Online Research Club *

* Nguyễn Tiến Huy (Đại học Nagasaki), Dương Cao Trí (Đại học quốc gia TP.HCM), Võ Tính Thiện (ĐH Cần Thơ), Nguyễn Phước Long (Đại học Y Dược TP.HCM), Lê Thị Bích Thoa (Đại học Y Dược TP.HCM).
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
World Cup 2014: Chuyện ‘sút gần – sút xa’ và số bàn thắng