Động thái này diễn ra trong bối cảnh Nhà Trắng đang gây áp lực lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để nhanh chóng giảm bớt sự kỳ thị do tên gọi của bệnh đậu mùa khỉ (monkeypox).

WHO đổi tên bệnh đậu mùa khỉ thành MPOX dưới áp lực của Nhà Trắng

Sơn Vân | 23/11/2022, 10:30

Động thái này diễn ra trong bối cảnh Nhà Trắng đang gây áp lực lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để nhanh chóng giảm bớt sự kỳ thị do tên gọi của bệnh đậu mùa khỉ (monkeypox).

WHO lên kế hoạch đổi tên bệnh đậu mùa khỉ thành MPOX trong nỗ lực định vị loại vi rút đã xuất hiện ở Mỹ vào đầu năm nay, ba người có kiến ​​thức về vấn đề này nói với trang Politico.

Quyết định, có thể được công bố sớm nhất là vào ngày 23.11, theo thỏa thuận ban đầu mà WHO đưa ra trong mùa hè để xem xét các đề xuất cho tên mới của bệnh đậu mùa khỉ.

Việc đổi tên được đưa ra để đối phó với áp lực ngày càng tăng từ các quan chức cấp cao của chính quyền Biden, những người đã thúc giục nhà lãnh đạo WHO đổi tên và gợi ý rằng Mỹ sẽ hành động đơn phương nếu cơ quan quốc tế không có động thái đủ nhanh.

WHO theo truyền thống hoạt động như một điều phối viên toàn cầu về các vấn đề sức khỏe cộng đồng, gồm cả việc tuyên bố các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe quốc tế và đề xuất tên cho các bệnh mà sau đó được các quốc gia áp dụng.

Tuy nhiên, chính quyền Biden trong nhiều tháng đã lo lắng rằng tên loại vi rút này đang làm sâu sắc thêm sự kỳ thị, đặc biệt là ở những người da màu, và việc chậm chạp hướng tới một chỉ định mới cản trở chiến dịch tiêm vắc xin bắt đầu vào mùa hè, theo những người có hiểu biết về vấn đề này.

WHO không trả lời ngay lập tức câu hỏi về vấn đề này. Nhà Trắng từ chối bình luận.

who-doi-ten-benh-dau-mua-khi-thanh-mpox.jpg
Y tá cầm lọ chứa vắc xin đậu mùa khỉ tại một phòng tiêm chủng - Ảnh AP

Các chuyên gia y tế cộng đồng và các nhà hoạt động LGBT cũng kêu gọi bỏ tên gọi loại vi rút bắt nguồn từ khỉ, được phát hiện lần đầu vào năm 1958, kể từ khi nó bắt đầu lan truyền rộng rãi vào mùa xuân vừa qua.

Họ cho rằng việc gọi nó là bệnh đậu mùa khỉ không chính xác, tạo thành định kiến ​​phân biệt chủng tộc với châu Phi và gây bất lợi cho phản ứng toàn cầu.

Trong bối cảnh bùng phát toàn cầu hiện nay, việc tiếp tục nhắc đến và danh pháp vi rút này là người châu Phi không chỉ không chính xác mà còn mang tính kỳ thị và phân biệt đối xử”, một nhóm các nhà khoa học đã viết trong một tuyên bố chung được công bố vào tháng 6.

Bệnh đậu mùa khỉ đã bắt đầu lây lan nhanh chóng ở Mỹ vào tháng 5, khiến các quan chức y tế mất cảnh giác và thúc đẩy một nỗ lực trên toàn quốc để kiểm soát dịch bùng phát. Nhà Trắng vào tháng 8 đã tiếp quản việc điều phối phản ứng, chỉ định một cặp điều phối viên ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ.

Theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, Mỹ đã ghi nhận gần 30.000 ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong thời gian bùng phát dịch bệnh, với vi rút ảnh hưởng nặng nề đến cộng đồng những người đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới.

Nhờ sự thúc đẩy tiêm vắc xin của chính phủ Mỹ, cuộc khủng hoảng ban đầu dường như đã giảm bớt, với các ca bệnh mới giảm nhanh chóng từ mức cao hơn 400 trường hợp mỗi ngày trong mùa hè xuống còn vài ca tuần trước.

Hồi tháng 8, do thiếu hụt vắc xin đậu mùa khỉ, Mỹ từng dùng cách tiêm mới tăng liều lượng gấp 5 lần.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép tiêm vắc xin đậu mùa khỉ trong da ở người lớn, nghĩa là giữa các lớp da chứ không phải dưới da, trong nỗ lực kéo dài nguồn cung cấp vắc xin thấp.

Các quan chức y tế cho biết tại một cuộc họp tại Nhà Trắng rằng, việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc xin đậu mùa khỉ Jynneos của hãng dược Bavarian Nordic (Đan Mạch) theo phương pháp này sẽ tăng liều lượng có sẵn lên gấp 5 lần. Lý do vì chỉ sử dụng một phần nhỏ liều lượng vắc xin để tiêm nhưng mang lại hiệu quả bảo vệ như nhau.

Sự cấp phép của FDA được đưa ra sau khi Mỹ và WHO tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng để tăng cường phản ứng chống lại sự bùng phát dịch.

Jynneos đã được phê duyệt vào năm 2019 để ngăn ngừa bệnh đậu mùa và đậu mùa khỉ ở người lớn có nguy cơ cao từ 18 tuổi trở lên. Theo sự chấp thuận ban đầu của FDA, Jynneos được tiêm dưới da qua hai liều.

FDA cho biết vẫn cần hai liều Jynneos cách nhau 4 tuần với phương pháp tiêm trong da.

Sự chấp thuận của FDA cũng cho phép những người dưới 18 tuổi được chủng ngừa bằng cách tiêm Jynneos dưới da nếu họ được xác định có nguy cơ nhiễm bệnh đậu khỉ cao. FDA vẫn tiếp tục áp dụng phương pháp này cho trẻ em vì dễ thực hiện hơn.

Việc sử dụng vắc xin đậu mùa khỉ yêu cầu một loại kim khác với cách tiêm vắc xin hiện tại và tương tự như xét nghiệm phản ứng lao tố (hoặc PPD) hoặc xét nghiệm dị ứng trong da.

Bà Rochelle Walensky - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cung cấp thông tin và tài liệu giáo dục nhằm đào tạo các nhân viên cùng nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về cách tiêm vắc xin đậu mùa khỉ trong da.

Theo WHO, vi rút đậu mùa khỉ gây ra một căn bệnh với các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn bệnh đậu mùa, trước đây chủ yếu xảy ra ở Trung và Tây Phi, nơi bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Lây truyền bệnh đậu mùa khỉ từ người sang người xảy ra khi tiếp xúc với chất dịch cơ thể, tổn thương trên da hoặc trên bề mặt niêm mạc bên trong, chẳng hạn trong miệng hoặc cổ họng, các giọt đường hô hấp và các vật bị nhiễm vi rút.

Đậu mùa khỉ không được coi là bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng hầu hết những người mắc bệnh này đều báo cáo có hoạt động tình dục ở mức độ nào đó, theo tiến sĩ Demetre Daskalakis, quan chức của CDC làm việc về phản ứng với bệnh đậu mùa khỉ. Điều đó có thể bao gồm cả các cuộc gặp gỡ chớp nhoáng và quan hệ tình dục bằng miệng.

CDC nói rằng đeo bao cao su có thể hữu ích, nhưng một mình nó có thể không bảo vệ khỏi sự lây lan bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, cơ quan này vẫn nhấn mạnh rằng bao cao su có thể ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác.

Lời khuyên của Tổng giám đốc WHO - Tedros Adhanom Ghebreyesus về việc giảm bớt bạn tình là một trong những ý kiến ​​mạnh mẽ về vấn đề này.

"Giảm số lượng bạn tình có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh", một tờ rơi của WHO viết.

"Làm sao tôi có thể tự bảo vệ mình? Để mắc bệnh đậu mùa khỉ, bạn phải tiếp xúc da kề da, kể cả khi quan hệ tình dục, với người bị nhiễm bệnh hoặc đồ dùng nhiễm vi rút của họ. Để giảm nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ: Thực hành tình dục an toàn hơn, giữ tay sạch sẽ", trích nội dung tờ rơi khác của WHO.

"Hãy nhớ rằng tiếp xúc thân thể gần gũi, bao gồm cả quan hệ tình dục, có thể làm tăng nguy cơ phơi nhiễm. Quan hệ tình dục nhiều lần và thường xuyên, kể cả với bạn tình ẩn danh, có thể khiến bạn có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh đậu mùa khỉ hơn. Để bảo vệ bản thân, hãy thực hành tình dục an toàn hơn", là nội dung tờ rơi thứ ba của WHO.

Bài liên quan
Việt Nam ghi nhận thêm 1 bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ về từ Dubai
Bệnh nhân này là một phụ nữ 38 tuổi (quê tỉnh Tuyên Quang) đi du lịch từ Dubai về đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) thì phát hiện nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ nên được cách ly và cho kết quả PCR dương tính với vi rút đậu mùa khỉ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
WHO đổi tên bệnh đậu mùa khỉ thành MPOX dưới áp lực của Nhà Trắng