Sau khi thông báo đã tăng viện trợ cho lực lượng tuần duyên Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Philippines lên gấp 4 lần, một quan chức Mỹ hôm 8.10 khẳng định Washington không "ngờ nghệch" khi chi tiền viện trợ.

Washington không ‘ngờ nghệch’ khi viện trợ cho cảnh sát biển Việt Nam

Một Thế Giới | 09/10/2015, 05:52

Sau khi thông báo đã tăng viện trợ cho lực lượng tuần duyên Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Philippines lên gấp 4 lần, một quan chức Mỹ hôm 8.10 khẳng định Washington không "ngờ nghệch" khi chi tiền viện trợ.


Thu truong My: Washington khong ‘ngo nghech’ khi vien tro cho CSB Viet Nam-hinh-anh-1
 Một tàu tuần tra cao tốc kiêm chữa cháy Metal Shark lớp Defiant 75 (dài 22,8m) của Tuần duyên Mỹ. Loại tàu này được Mỹ viện trợ cho Cảnh sát biển Việt Nam - Ảnh: Tuần duyên Mỹ
 “Kế hoạch lần này là gói viện trợ trị giá hơn 100 triệu USD cho lực lượng thực thi pháp luật trên biển của 4 nước”,  Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ William Brownfield cho biết. Gói viện trợ này xuất phát từ cam kết trị giá 25 triệu USD do Ngoại trưởng Mỹ John Kerry công bố hồi tháng 12.2013, theo Thanh Niên.

“Chúng tôi không hoàn toàn ngờ nghệch. Chúng tôi biết còn có những vấn đề khác đang diễn ra trong khu vực, nhưng nguồn viện trợ của chúng tôi tập trung vào hoạt động thực thi pháp luật trên biển”, ông nói thêm.

Trung Quốc hiện ngang nhiên tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông và đang ráo riết bồi đắp đảo nhân tạo phi pháp, cũng như quân sự hóa vùng biển này.

“Kế hoạch viện trợ hoàn toàn minh bạch. Chúng tôi chẳng hề làm chuyện gì bí mật”, ông Browfield tuyên bố một tuần sau khi đi thăm Indonesia, Philippines và Việt Nam.

“Tôi thừa biết, qua suy luận thông thường bạn cũng sẽ thấy, rằng một quốc gia càng có khả năng thực thi pháp luật tốt các luật lệ hàng hải của mình, thì sẽ càng có thể giải quyết các vấn đề khác một cách tốt đẹp. Tuy nhiên, đó không phải là mục đích của kế hoạch viện trợ”, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ giải thích.

Trước đó, Một Thế Giới đã đưa tin Đô đốc Scott Swift, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, hôm 6.10 tuyên bố rằng biển Đông có "đủ chỗ cho mọi người" và Washington kiên quyết không để Trung Quốc chiếm đoạt biển Đông.
“Tôi có cảm tưởng là một số quốc gia xem tự do hàng hải như một thứ gì đó có thể được điều chỉnh bởi luật pháp của nước họ hoặc diễn dịch sai trái công pháp quốc tế", ông Swift phát biểu tại hội nghị hàng hải tổ chức ở Sydney, Úc ngày 6.10.
"Một số quốc gia tiếp tục gây hạn chế tự do hàng hải ở các vùng đặc quyền kinh tế của họ cũng như ra tuyên bố chủ quyền không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Xu hướng này đặc biệt nghiêm trọng tại vùng biển tranh chấp”, và ông Swift nhấn mạnh rằng việc dùng cường quyền là phi pháp.
Ý kiến của vị chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ rõ ràng nhằm vào Trung Quốc. Khi hiện nay Bắc Kinh đã thực hiện hàng loạt dự án xây dựng đảo nhân tạo trái phép trên các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Đô đốc Swift khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện cam kết bảo vệ tự do hàng hải ở khu vực biển Đông trong tương lai.
“Một cách đơn giản, chúng tôi sẽ tiếp tục sứ mệnh đảm bảo tự do trên biển cho tất cả các quốc gia bởi kinh nghiệm cho thấy nếu trốn tránh trách nhiệm thì rủi ro sẽ nhiều hơn lợi ích mà bất cứ quốc gia nào gặt hái được”, ông nói. Ông đồng thời khẳng định: Mỹ kiên quyết không để Trung Quốc chiếm đoạt biển Đông.
PV (tổng hợp)
>> IS tuyên chiến với Tổng thống Putin, dọa tấn công ở Nga
>> 214 giáo viên kêu cứu vì bỗng dưng bị... cắt hợp đồng
>> Phá thai phải chứng minh bị hiếp dâm?
>> Kỳ 32: Những “lừa dối hào nhoáng” của Mao Trạch Đông
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Washington không ‘ngờ nghệch’ khi viện trợ cho cảnh sát biển Việt Nam